Hội nghị Phật giáo quốc tế lần thứ VII trong dịp lễ Vesak của Liên hiệp quốc, từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 5 năm 2010 (Phật lịch 2553) diễn ra tại khu vực chính của Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Wang Noi, Ayutthaya, Trung tâm Hội nghị Liên hiệp quốc tại thủ đô Bangkok, và ở Buddhamonthon, tỉnh Nakhon Pathom, Thái Lan.
Với sự xem xét kỹ lưỡng bản nghị quyết đã được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc phê chuẩn, tại mục 54, điều khoản thứ 174, các đại biểu của 34 quốc gia đã có nhất trí quyết định rằng, lễ Vesak vào ngày trăng tròn tháng 5 sẽ được quốc tế thừa nhận và cử hành tại những trụ sở của Liên hiệp quốc và những văn phòng khu vực của Liên Hiệp quốc từ năm 2000 trở đi, tất cả các truyền thống của Phật giáo đều tổ chức ngày lễ Vesak của Liên hiệp quốc.
Hơn nữa, lễ Vesak là cơ hội thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, hợp tác cùng nhau giữa các cá nhân, đoàn thể, các truyền thống tâm linh, các truyền thống của Phật giáo và giữa mọi người trong xã hội thông qua sự đối thoại.
Liên hiệp quốc cũng đã quyết định truyền bá thông điệp hòa bình dựa trên những lời dạy về từ bi và trí tuệ của đức Phật, và nghiên cứu những lời dạy của đức Phật về bảo vệ và duy trì sự hồi phục toàn thế giới.
Chúng tôi đến từ 83 quốc gia và khu vực khác nhau, tham dự Hội nghị Phật giáo quốc tế trong dịp lễ Vesak của Liên hiệp quốc diễn ra tại khu vực chính của Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Wang Noi, Ayutthaya, Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp quốc tại thủ đô Bangkok, và ở Buddhamonthon, tỉnh Nakhon Pathom từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 5 năm 2010 (Phật lịch 2553), bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya của Thái Lan và tổ chức The Inner Trip Reiyukai International (ITRI) của Nhật Bản, đã đăng cai tổ chức Hội nghị. Hội nghị đã được sự ủng hộ của chính phủ Hoàng gia Thái Lan dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Tăng già tối cao của Thái Lan. Chúng tôi đã nhất trí thực hiện những điều sau đây:
1. Nhắc lại một lần nữa sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính do con người tạo ra đối với mọi cộng đồng và mọi quốc gia và chỉ cho mọi người thấy quá trình mà những trạng thái tâm lý của con người đã ảnh hưởng đến hành động và rồi lại tác động đến môi trường sống của chúng ta; khẳng định lại những nỗ lực nhắm đến việc giảm dần sự suy thoái đạo đức bằng cách nhấn mạnh đến quy luật tự nhiên về sự tồn tại trong nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả mọi loài, góp phần duy trì sự hồi phục mong manh trên toàn thế giới.
2. Khuyến khích cộng đồng thế giới thực hiện nền giáo dục nhân văn một mặt nhằm nâng cao nhân phẩm, sự an ninh, bền vững về kinh tế, xã hội và cũng để hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn do chính con người tạo ra, xem như đây là một phần trong sự đóng góp của Phật giáo cho sự khôi phục toàn cầu. Kêu gọi những nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo trên thế giới đẩy mạnh hơn nữa sự đối thoại nhằm tránh sự ngờ vực và bạo lực giữa các nền văn hóa khác nhau.
3. Nhận thấy rằng mọi sự khủng hoảng lớn đều bắt đầu từ một sự khủng hoảng nhỏ, sự leo thang của các cuộc khủng hoảng đó là không thể nào tránh khỏi nếu chúng ta không hiểu những sự kiện theo dây chuyền nhân quả đã tạo ra nó, cho nên, để xây dựng nền hòa bình nhân loại thì những chiến lược của chúng ta phải dựa trên tinh thần Trung đạo để ngăn ngừa, giải quyết và hàn gắn những đổ vỡ thông qua sự giao tiếp đầy bao dung và hòa hợp, cùng nhau tham gia và hỗ trợ lẫn nhau để cùng sống trong hài hòa.
4. Nâng cao sức khỏe tinh thần, đời sống tâm linh và niềm hạnh phúc của nhân loại thông qua các chuẩn mực đạo đức, thiền quán, tự đáng giá, tự ý thức và cách nhìn nhận đúng đắn, đồng thời nhấn mạnh đến sự nguy hiểm cho xã hội khi tâm con người đầy vị kỷ, đến những lợi ích khi con người biết phụng sự cho cộng đồng xã hội.
5. Vận dụng tinh thần nhập thế của đạo Phật vào những lĩnh vực khác nhau, xem như đấy là công cụ góp phần giảm bớt những tác động của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với cá nhân mỗi người cũng như đối với cộng đồng xã hội.
6. Nâng cao ý thức về sự liên quan chặt chẽ giữa Phật giáo, sinh thái và thái độ của con người đối với tự nhiên. Và xác nhận hệ thống sinh thái Phật giáo toàn cầu.
7. Xác nhận việc sáng lập Công viên Phật giáo thế giới của quỹ Công viên Phật giáo thế giới tại tỉnh Prachin Buri, Thái Lan, xem đấy như là sự phát triển thêm của Trung tâm Phật giáo thế giới, đã được chứng nhận vào năm 2005/2548 tại Buddhamonthon, tỉnh Nakhon Pathom, Thái Lan.
8. Tiếp tục nâng cao sự hiểu biết đúng đắn hơn về các nguyên tắc của Phật giáo trong công chúng bằng cách biên soạn và phát hành một cách rộng rãi những kinh sách Phật giáo, những kinh sách phản ánh kho tàng giáo pháp dồi dào của hệ phái Nam truyền, Bắc truyền và Mật tông Phật giáo, và cũng là để phản ánh những nhu cầu của xã hội hiện tại.
9. Tiếp tục ủng hộ Dự án điện tử về sự hợp nhất các danh mục của kinh sách Phật giáo, một dự án đang được thực hiện bởi các học giả hàng đầu đến từ 23 trường Đại học và Viện khoa học của 16 quốc gia, thông qua việc đăng cai tổ chức Hội thảo tại Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya vào tháng 9 năm 2010.
10. Tổ chức Hội nghi lần thứ II của Hiệp hội các trường Đại học Phật giáo trên thế giới vào tháng 12 năm 2011 (2554) với chủ đề Triết học Phật giáo và Tập quán tại Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya.
11. Tổ chức ngày lễ Vesak của Liên hiệp quốc năm 2011 (2554) tại khu vực chính của Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Wang Noi, Ayutthaya, Trung tâm Hội nghị Liên hiệp quốc tại thủ đô Bangkok và ở Buddhamonthon, tỉnh Nakhon Pathom. Và chúc mừng lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 84 của Đức vua Bhumibol Adulyadej vào ngày 05 tháng 12 năm 2010.
Ngày 25 tháng 5 năm 2010/2553