Bạn biết gì về tràng hạt Phật giáo?

Giác Ngộ - Thấy về tràng hạt Phật giáo chắc quý vị đã thấy nhiều, nhưng biết kỹ về tràng hạt chắc ít người! Nếu muốn biết thêm, bạn hãy cùng tìm hiểu thêm một vài thông tin về tràng hạt Phật giáo qua bài dịch dưới đây.

Giới thiệu về tràng hạt Phật giáo

Tràng hạt Phật giáo gọi theo tiếng Tây Tạng là japa mala. Tràng hạt thường có 108 hạt, ngoài ra cũng có tràng hạt đeo ở cổ tay với 16 đến 19 hạt. Japa mala theo truyền thống được sử dụng trong Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ giáo.

tri chu.jpg

Tràng hạt Phật giáo


Tràng hạt được sử dụng để tính số lần tụng thần chú. Khi sử dụng japa mala, ngón tay của người tụng lần qua từng hạt sau khi đọc xong một câu thần chú. Tràng hạt của Phật giáo Tây Tạng có nguồn gốc từ tràng hạt của Ấn Độ giáo, và trong cả hai tôn giáo số 108 đều rất quan trọng.

Chất liệu dùng làm các tràng hạt

Tràng hạt có thể được làm từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau, bao gồm gỗ, đàn hương, hạt bồ đề, gỗ bồ đề, hổ phách, san hô, ngọc bích, xương, lụa tơ tằm, bông, sợi và thậm chí cả cây gai dầu. Tràng hạt làm từ các vật liệu khác nhau được sử dụng với các loại thần chú khác nhau.

Tại sao con số 108 thường được sử dụng để làm tràng hạt?

Japa mala thường có 108 hạt. Có nhiều giả thuyết khác nhau về lý do tại sao số 108 lại có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo và Ấn Độ giáo. Một lý do là bởi vì chúng ta phải vượt qua 108 khổ nạn trên đường đến giác ngộ. Một lý do khác, 108 là số phiền não của con người.

than chu va mala.jpg

Thần chú và mala

Trong Phật giáo Đại thừa, cũng phổ biến nhiều loại tràng hạt có ít số hạt hơn, như 27 hạt chẳng hạn. Nhìn chung những con số này thường chia hết cho 3. Một số tràng hạt của người Trung Quốc chỉ có 18 hạt. Trong Kim Cương thừa Phật giáo, 108 hạt trên các mala dùng để trì chú 100 lần, và có thêm 8 hạt dùng để bổ sung cho những lần sai sót.

Một lời giải thích khác là trong Phật giáo Tây Tạng, 108 là số hạt để tụng 100 lần thần chú, thêm 8 hạt dư ra để cầu nguyện cho tất cả chúng sinh.

Cách sử dụng tràng hạt

Trong quá trình trì chú, điều quan trọng là tập trung hoàn toàn vào ý nghĩa của mỗi câu thần chú mà không có bất cứ tạp niệm nào. Tràng hạt sẽ giúp cho người trì chú tập trung vào thần chú mà không cần phải theo dõi số lần đã đọc.

su pho bien cua mala trong doi song.jpg

Sự phổ biến của Mala trong đời sống

Trong Ấn Độ giáo, khi sử dụng một mala ta phải đặt nó lên trên các ngón tay và đếm bằng ngón tay cái. Ngón tay trỏ được cho là thô lỗ và vì vậy không nên dùng ngón này khi đếm. Trong Phật giáo, phổ biến là dùng bàn tay trái để lần hạt và ngón tay nào cũng có thể sử dụng được. Trong Phật giáo Tây Tạng, phong cách cầm mala phụ thuộc vào việc hành trì.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.