Ý nghĩa các thủ ấn trong tượng Phật Thái Lan

Giác Ngộ - Phật giáo hình thành ở Ấn Độ hơn hai ngàn năm trước đây. Từ Ấn Độ, Phật giáo được truyền bá khắp nơi trên thế giới. Văn hóa Phật giáo được các quốc gia hấp thu một cách uyển chuyển không hề áp đặt một cách cứng nhắc. Vì vậy, Phật giáo Thái Lan không giống với Phật giáo Ấn Độ. Điều này thể hiện rõ ở các thủ ấn (cử chỉ của tay) trên các pho tượng Phật ở Thái Lan.

Có rất nhiều các thủ ấn khác nhau, nhưng có một thủ ấn rất đặc biệt ở Thái Lan đó là thủ ấn tượng Phật nằm. Ngoài thủ ấn này, còn có 6 thủ ấn chính khác nữa ở tượng Phật Thái Lan.

1. Thiền ấn (pang sa-maa-ti hay dhyana mudra)

wwthien.jpg

Cử chỉ này thường thấy ở các tượng Phật ngồi. Lòng bàn tay Phật ngửa lên đặt ngay ngắn trong lòng. Tư thế này cho thấy Phật đang tập trung tinh thần nhiếp phục thân tâm.

2. Thí vô úy ấn (pang bpra-taan a-pi hay abhaya mudra)

wwvouy.jpg

Khi bàn tay Phật thể hiện động tác này cho thấy Đức Phật không hề sợ hãi trước một kẻ thù hay nghịch cảnh. Tư thế này thường thấy ở cả tượng Phật đứng và tượng Phật ngồi. Có hai biến thể. Một trong các biến thể là cánh tay cong ở cả cổ tay và khuỷu tay. Các ngón tay chỉ lên trên và lòng bàn tay hướng ra ngoài. Trường hợp nếu là cánh tay phải thì có nghĩa là điều phục thú dữ. Nếu là cả hai tay thì có nghĩa là nghiêm cấm thân nhân.

3. Thí nguyện ấn (pang bpra-taa pon hay varada mudra)

wwthinguyen.jpg

Tay  phải của Đức Phật chỉ xuống với lòng bàn tay phải hướng về phía trước và các ngón tay mở rộng. Tư thế này thường được thấy trên tượng Phật đứng khi đang cho hoặc nhận của bố thí.

4. Xúc địa ấn ( pang maa-ra-wi-chai hay bhumisparsa mudra)

wwxucdia.jpg

Trong nghệ thuật tượng Phật Thái tư thế này được gọi là Đức Phật điều phục Mara (Ma vương). Mara là một con quỷ cám dỗ Đức Phật. Tay phải của Phật được đặt trên cẳng chân trong trạng thái chạm vào Trái đất, đôi khi chỉ là tượng trưng. Đây là tư thế thường thấy nhất.

5. Chuyển pháp luân ấn (dharmacakrapravartana mudra)

Wchplaun.jpg

Ngón tay trỏ và ngón tay cái của mỗi bàn tay chạm vào nhau. Các ngón của bàn tay trái chạm vào lòng bàn tay phải. Đây là một tư thế rất hiếm gặp. Tư thế này nói lên việc Đức Phật chuyển bánh xe pháp với bài pháp đầu tiên của mình.

6. Giáo hóa ấn (vitarka mudra)

wwghoa.jpg

Ngón tay cái và ngón tay trỏ, thường là ở bàn tay phải chạm vào nhau, các ngón còn lại hướng lên trên. Cánh tay cong nơi khuỷu tay và cổ tay. Điều này được xem như lời kêu gọi hòa bình. Đức Phật đang nhằm kêu gọi mọi người hãy giải quyết các vấn đề thông qua tư duy lôgic và lý luận.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.