Vì vậy, bên cạnh việc trang bị cho mình thông tin cần thiết để chọn mua các loại nấm tốt, cần biết cách xử trí khi có người thân bị ngộ độc. Cần biết phân biệt các loại nấm tốt Triệu chứng ngộ độc nấm Khi bị ngộ độc nấm, bệnh nhân thường có các triệu chứng như: người bồn chồn khó chịu, buồn nôn, nôn ra thức ăn, có khi lẫn máu; Đau bụng từng cơn, có khi đau dữ dội, đi cầu nhiều lần ra toàn nước tanh hôi, đôi khi lợn cợn máu; Toàn thân mệt mỏi, thân nhiệt hạ, khát nước, có khi nổi mẫn ngứa, trụy mạch, tụt huyết áp, người tái xanh. Khó thở, phế quản bị co thắt. Nếu bị ngộ độc nặng (do ăn nhầm nấm có chất độc muscarin), có biểu hiện ngay sau khi ăn là rối loạn thần kinh, co giật, mê sảng hoặc hôn mê, người tím tái, có thể tử vong trong vòng 2-3 giờ. Giải độc Khi bị ngộ độc nấm, bệnh nhân nôn mửa nhiều nên không cần gây nôn và rửa ruột. Nếu bệnh nhân chưa nôn, tìm cách gây nôn (móc họng bằng tay hoặc ngoáy bằng lông gà rửa sạch, bằng que bông sạch), kịp thời rửa dạ dày, thụt tháo phân và chườm nóng bụng. Giải độc bằng cách cho uống bột than gỗ (than hoạt tính 20-30gr), đưa đến cơ sở y tế để tiêm thuốc trợ tim mạch, bù nước (tiêm truyền dịch, uống nước pha mật ong, nước đường, nước oresol…) hoặc đưa đi cấp cứu ngay. Cần lưu ý là khi bị ngộ độc nấm, tuyệt đối không được cho bệnh nhân uống các loại thuốc có rượu vì rượu sẽ làm chất độc của nấm ngấm rất nhanh vào máu, làm tăng hiệu lực của độc tố trong cơ thể. Một vài loại dược liệu có thể dùng trong trường hợp bị ngộ độc nấm như: cam thảo (bắc) để sống 20gr, đậu xanh (cả vỏ) 50gr nấu với ½ lít nước, sôi khoảng 20-30 phút, gạn lấy nước cho uống. Sau đó tiếp tục cho nước vào nấu tiếp lần 2, lần 3 để uống trong ngày. Có thể thêm bán hạ (tẩm gừng sao) 10gr, trúc nhựt (cật tre cạo bỏ vỏ xanh) bào mỏng, tẩm gừng sao 12gr, trần bì (vỏ quýt) 6gr, hoắc hương 6gr. Sắc uống như trên. Khi không có cam thảo (bắc) có thể dùng đậu xanh 60gr, rau má 60gr, hai thứ rửa sạch, giã nhỏ, sắc lấy nước cho uống.
Ngộ độc gây trụy mạch, tụt huyết áp