Tưởng niệm 52 năm ngày mất của Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám (1897-1969)

Tưởng niệm 52 năm ngày mất của Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám (1897-1969)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám có nhiều đóng góp quan trọng cho công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ thứ 20. Ông là bậc thầy của nhiều vị cao Tăng, sáng lập Gia đình Phật hóa phổ - tiền thân của Gia đình Phật tử Việt Nam

Hôm nay 17-4 (nhằm 6-3-Tân Sửu), cư sĩ Diệu Nhân Nguyễn Thị Xuân Loan, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Thư ký kiêm Phó Văn phòng (phía Bắc) Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN cùng đại diện các huynh trưởng đã đến nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm cố cư sĩ - Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám.

Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám - gương mặt trí thức Phật tử có nhiều đóng góp quan trọng vào công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam hiện đại

Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám - gương mặt trí thức Phật tử có nhiều đóng góp quan trọng vào công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam hiện đại

Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám sinh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quý nhiều đời làm quan; từ nhỏ, đã tỏ ra là người có năng khiếu văn chương thi phú. Thân sinh là Binh bộ Thượng thư Lê Đỉnh ở triều Tự Đức.

Trong những năm theo học, ông luôn giành thứ vị thủ khoa trong các kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp. Ông tốt nghiệp Y sĩ Đông Dương (đỗ thủ khoa) tại Hà Nội năm 1916, Y khoa Bác sĩ năm 1930, ngạch Pháp quốc, tại Y khoa Đại học đường Hà Nội.

Cư sĩ Diệu Nhân và đại diện huynh trưởng Gia đình Phật tử VN đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm tại mộ phần của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám ở nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội ngày 17-4-2021

Cư sĩ Diệu Nhân và đại diện huynh trưởng Gia đình Phật tử VN đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm tại mộ phần của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám ở nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội ngày 17-4-2021

Năm 1928, ông lại được thuyên chuyển về Huế, với duyên này, được tham kiến và nghe giảng giải Phật pháp từ Đại lão Hòa thượng Thích Giác Tiên nên phát nguyện quy y Tam bảo, pháp danh là Tâm Minh, pháp tự là Chiêu Hải; ăn trường trai từ đó và nghiên cứu học hỏi kinh điển Phật giáo.

Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, ông làm Hội trưởng và chư tôn Hòa thượng trong Ban Chứng minh là cố vấn cho Hội để thực hiện sứ mệnh: Truyền bá Chánh pháp, mở trường đào tạo chư Tăng, xuất bản báo chí, xây dựng các tòng lâm.

Giai đoạn 1934-1961, ông góp sức hoàn chỉnh các tổ chức của Phật giáo và hệ thống đào tạo Tăng tài, các lớp Phật học cho thanh niên; giảng kinh, viết sách, hướng dẫn việc tu học giúp nhà chùa tại những nơi có mặt.

Ông mất ngày 23-4-1969 (nhằm 7-3, Kỷ Dậu), sau khi đã đàm đạo lần cuối cùng với Hòa thượng Thích Đôn Hậu, tại Bệnh viện Việt - Xô, Hà Nội, thọ 73 tuổi. 42 năm phụng sự Tam bảo. Mộ phần cư sĩ an táng tại nghĩa trang Mai Dịch.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.