“Lời ca điệu múa, ứng mộng nơi danh sơn đất Phật, nhân gian gặp được việc may thiên cổ. Trời hoan đất lạc, hiện ra nụ cười nơi đất Thánh, thế sự thêm hòa nhã nghìn thu”
"Ứng Mộng Tuyết Đậu" - Âm nhạc Phật giáo: Đề mục này dành để ca tụng Tuyết Đậu, chùa Tuyết Đậu, núi Tuyết Đậu. “Giữa biển núi chập chùng bao la, có vị Đại Phật Di Lặc trên núi rất hòa nhã có thể gần, luốn lấy việc giúp đỡ mọi người làm niềm vui”.
Liên hoan âm nhạc Phật giáo với mô hình lớn nhân tuần lễ “Văn hóa Di Lặc
Vũ điệu "Thiên Cổ Lôi Âm”
Tiết mục này do các Pháp sư đánh trống biểu diễn, lấy âm nhạc Phật giáo làm chủ, phối hợp với não bạt, chũm chọe (chụp xỏa), dung hợp nhất thể với vũ đạo và cờ xí, biến đổi thế múa theo từng hồi trống. Nghe âm nhạc Phật giáo, theo từng hồi trống hùng hồn, quần chúng như đang tiếp nhận niềm rung cảm và cảm thấy tội lỗi từ tâm linh như được tẩy sạch. Kỹ năng đánh trống độc đáo, thông qua sự biến đổi về các phương diện như góc độ, cường độ, tốc độ của mặt trống và dùi trống, để đạt đến cảnh giới cao siêu trữ tình là dùng trống thay cho lời nói, ý nghĩ…
Hợp ca "Hòa thượng Bố Đại - Nụ cười vĩnh hằng"
“Chữ trong lời bài hát, nói không hết với nụ cười tuyệt diệu của Hòa thượng Bố Đại khi vui chơi khắp thiên hạ; Tình cảm trong từng câu, ca suốt đời với tấm lòng từ bi của Bồ Tát Di Lặc khi giáo hóa khắp nhân gian”.
Tiết mục này dùng hình thức âm nhạc, thi thơ, đọc có diễn cảm phối hợp với nhau, tán thán một cách nhiệt tình về tinh thần cao quý của đức Di Lặc (Hòa thượng Bố Đại), trọn cả cuộc đời Ngài luôn truyền tải sự thương yêu đến với nhân gian và muôn vật.
Hợp ca "Hòa Phong Đông Lai"
Âm nhạc với nhan đề "Hòa Phong Đông Lai", là biểu hiện sự quyết tâm và tôi luyện của Pháp sư Huyền Trang đi cầu học năm xưa. Khí thế hồn hậu, ý nghĩa thâm sâu, có đủ âm vận của thi từ thời cổ. Từ góc độ văn hóa tán thán, kêu gọi sự đoàn kết, hòa giải, thống nhất của dân tộc; từ phương diện tinh túy của đức tin và truyền thống, để tìm ra bản chất của sự gắn kết dân tộc. Lời bài hát là:
"Lội qua sông Lưu Sa, đi trên vùng cát trắng, với muôn trùng lượn sóng nghìn dặm nắng thiêu, cầu học đạo mầu của miền Tây Trúc; vượt trăm ngọn núi xanh, leo qua vùng đồi thẳm, với hàng vạn thú cầm hứng mưa đội gió, tìm dấu chân của các bậc Tiên Hiền. Cát vàng phủ chuông lạc đà, bụi sương bám đầy y phục. Tuyết lạnh lấp nghìn núi, trăng sáng tỏa muôn nơi.
Đèn tuệ ngời ngời chiếu suốt con đường đưa tôi tiến về phía trước; Đức cao vời vợi, phúc trạch bủa giăng khắp cõi ứu độ sinh linh. Hòa cùng với gió đông, ôm lòng niềm tự tin, vội vàng bước thấp bước cao, nhưng vô cùng bình thản; Đông phương thời cổ đại, truyền tải lời kinh xưa, với lời cầu nguyện hòa bình, tâm Bồ đề rộng mở. Mỉm cười nhạt đi ân oán; Từ bi tô đậm thiên chân..."
Hợp múa "Tháp Ương Kệ" (Gieo mạ)
“Trong lời ca thánh thót, dàn trải tâm tình cũng Thiền, cũng nông, sáu căn thanh tịnh mới thành hạt lúa; Giữa vũ đạo nhẹ nhàng, hiện rõ bước chân cũng tiến cũng thối, gieo trồng hạt giống tự có ý thiền”
"Kiết Tường Kệ"
Ca khúc "Kiết Tường Kệ", là đem tâm chí thành cung kính hướng về ba ngôi Phật, Pháp, Tăng cầu nguyện. Cầu cho tất cả chúng sanh trong pháp giới, mỗi giờ mỗi khắc đều được kiết tường như ý
Diễn tấu âm nhạc "Tuyết Đậu Thiền Vận"
Tiết mục này lấy âm nhạc dân gian làm chủ . "Tuyết Đậu Thiền Vận", dùng hình thức diễn xuất đặc biệt, để thể hiện đầy đủ sự hấp dẫn có tính nghệ thuật rộng mà sâu của âm nhạc Phật giáo, phối hợp với đàn Nhị hồ, đàn Tỳ bà, đàn Tranh cổ... Còn gọi là tác khúc tiên phong của phần diễn tấu âm nhạc dân gian trong thời đại mới
“Một bước lên một bậc thềm, nhìn sự kiên nghị dũng cảm của đệ tử Phật, trí tuệ thông qua tánh linh, lực Phật không thể nghĩ bàn; Một khúc nhạc một ý niệm, nguyện tinh thần thăng hoa của thập phương Đại đức, quên bản thân vô tư lự, sức người đến đỉnh trung tâm”
Đây là động tác xếp ghế ngoạn mục và làm mọi người phải lóe mắt vì kinh ngạc. Động tác này dựa trên trí tuệ cao siêu của nhân loại, để leo đến đỉnh cao của trung tâm. Đây cũng là biểu đạt cho quá trình thăng hoa, đưa đến chân thiện mỹ, hàm dưỡng trí tuệ thông qua tánh linh, cho tính kiên nghị dũng cảm của tự thân đệ tử nhà Phật. Đồng thời thể hiện tư tưởng nhân loại luôn thẳng đến đỉnh cao và đạt được cảnh giới tinh thần vong ngã, vô tư
Vũ đạo "Cổ Vũ Phi Linh"
"Cổ (trống) và vũ (múa) truyền tải Phật âm, nhiệt náo rập rình, diễn xướng lời kinh khắp vô cùng đất Phật
Linh và hoa nở đầy Tuyết Đậu, khoe màu đua sắc, mở bày thiền ý đầy thế giới Bồ đề"
Tiết mục này là tác phẩm kinh điển của vũ đạo "Cổ Vũ Phi Linh", sản xuất từ bích họa Đôn Hoàng
Đơn ca "Truyền Đăng"
Một ngọn đèn sáng, phá tan bóng tối nghìn năm
Trong kinh Phật dạy: "Một ngôi nhà bị bóng tối bao phủ hàng nghìn năm, nhưng chỉ cần một ngọn nến nhỏ cũng đủ xua đi bóng tối". Truyền Đăng tức là truyền tâm Phật, truyền tâm Phật tức là truyền điều thiện. Giúp đỡ mọi người những điều cần yếu, thì sẽ được một niềm vui vô hạn. Ý của lời bài ca:
"Con người sống trong ngấn lệ, nhưng lòng người không như nước. Chảy ngược chảy xuôi, tưởng nhớ đã thành tro bụi. Ba trăm bài thơ Đường, mỗi mỗi đều là tình sầu. Nếu ái tình không sâu nặng, thì không sanh trong cõi Ta bà. Một chút ân tình là một phần ưu sầu. Một người sống trong cảnh tối tăm, ai có thể thắp dùm cho một ngọn nến? Tẩy sạch bụi trần cho tôi, mau giúp tôi trở lại cuộc sống bình thường, vĩnh viễn không thấy hoàng hôn. Hàng nghìn hàng vạn ngọn nến được thắp lên. Người thắp nến, phải truyền nến cho người... "
Thiên Thủ Quan Âm" - Vũ đạo kinh điển của Phật giáo Trung Quốc
Vũ đạo này, các diễn viên dùng hình tượng "Quan Âm nghìn tay" đứng trên tòa sen. Họ múa thành vòm cong xanh vàng rực rỡ của hơn một nghìn cánh tay dát vàng, nạm ngọc, trong tư thế uyển chuyển và màu sắc sặc sỡ, như nói lên cảnh giới xinh đẹp của hiện tại, cũng như thế giới xinh đẹp của nội tâm. Theo nhạc khúc hùng hồn, đội vũ đạo cứ nối liền với nhau, những cánh tay như đóa sen nở đều ra, với đôi mắt sinh động như biết nói, như mô tả một thiên đường trong mộng.
Hợp ca "Đại Từ Tụng"
Đại Từ Tụng" - Âm nhạc chính là nhân gian, nhân gian chính là âm nhạc
Hợp ca "Đại Từ Tụng" là lấy sự hòa nhã làm trên hết. Nói lên hành động đại từ, để tạo dựng tương lai
Tứ chúng đệ tử hợp xướng "Tam Bảo Ca"
Hàng vạn người cùng hưởng thụ buổi liên hoan âm nhạc với nét đặc sắc tinh túy; cùng ghi lại trong hồi ức một sự tốt đẹp vô tận. Vì buổi liên hoan âm nhạc với nhiều màu sắc, với nhiều lời ca, điệu múa... này, không những kính dâng lên cúng dường thập phương chư Phật, đức Di Lặc Phật, cùng chư đại Bồ tát Thánh Tăng, mà còn nói lên nét Văn hóa đậm đà sâu lắng của tinh thần Phật giáo mang tính dân gian qua tuần lễ Văn Hóa Di Lặc tại thành phố Phụng Hóa, tỉnh Chiết Giang Trung Quốc.