Thai phụ cần lưu ý gì khi tập thể dục?

GNO - Cộng đồng thường mô tả mang thai là thời gian ăn nhiều và không thể kiểm soát về cân nặng nhưng tập luyện để khỏe mạnh trong 9 tháng thai kỳ không chỉ là điều có thể mà còn là điều được khuyến nghị.

Các lợi ích của tập thể dục trong thai kỳ

Theo lời khuyên từ trường Đại học Sản và Phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai nên có 30 phút thể dục với cường độ vừa phải các ngày trong tuần.

Có nhiều lợi ích cho sức khỏe của thai phụ khi thể dục, lợi ích lớn nhất đó chính là khả năng giảm được nguy cơ các biến chứng có liên quan đến việc mang thai - theo Baby Center.

week-25-tips.jpg


Ảnh minh họa

Ví dụ, các nghiên cứu đã khẳng định tập thể dục trong thời gian mang thai giúp giảm nguy cơ phát triển tiểu đường trong thai kỳ. Dù đây là bất ổn có thể điều trị nhưng mang đến các ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài ra, nếu bạn đã mắc tiểu đường thì thể dục cũng giúp làm giảm tác động của bệnh như giảm nguy cơ sinh em bé quá lớn, sinh mổ.

Tập thể dục trong thời gian mang thai còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp thai phụ thư giãn các khó chịu liên quan đến mang thai.

Tuy nhiên, vì đang mang em bé nên có nhiều sự thay đổi cần lưu ý khi thể dục. Dưới đây là các kỹ thuật và các bí quyết giúp thai phụ khỏe mạnh và chắc người trong suốt thời gian mang thai từ chuyên gia.

1 - Thể dục trong 3 tháng đầu thai kỳ

Điều quan trọng là bạn cần trò chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình thể dục trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, suốt 3 tháng đầu của thai kỳ, hầu hết các thai phụ đều thể dục một cách rất “tự nhiên” và điều cần thiết là bạn phải cẩn trọng.

“Trong 3 tháng đầu tiên này, thai phụ có thể tập hầu hết các bài thể dục từng tập trước đó. Tốt nhất là nên tập các bài tập rèn luyện hơi thở, nhịp tim - đây là điều chính yếu nhất”, theo chuyên gia.

Các loại hình thể dục được khuyến nghị là: bơi lội, tập yoga, nâng tạ nhẹ.

2 - Trong 3 tháng tiếp theo

Dù bạn có thể trở nên to hơn khi ở vào 3 tháng tiếp theo của thai kỳ, nhiều thai phụ cảm giác tràn đầy năng lượng so với trong 3 tháng đầu tiên bị thai hành và mệt mỏi - theo Tờ Women’s Health.

Tuy vậy, vẫn có nhiều nguy cơ lớn hơn khi tập thể dục và bạn cần những lời khuyên. Đặc biệt, bạn nên tránh các hoạt động có thể gây té ngã nặng như chạy xe đạp. Thay vào đó, hãy đạp xe trên máy để giảm rủi ro này.

“Trong thời gian này, nên tập trung rèn luyện sức mạnh toàn cơ thể, nhất là các cơ. Thể trọng tăng lên khi em bé to hơn vì vậy rèn luyện cho cơ là quan trọng, và cũng để hỗ trợ cho em bé đang dần to lên”, theo chuyên gia.

Tập yoga được khuyến nghị hàng đầu trong 3 tháng của thai kỳ thứ hai này. Nên tránh các lớp yoga nóng (hot yoga, tập yoga kết hợp trong môi trường nhiệt độ cao) và cũng nên chú ý đến các tư thế yoga có khả năng gây té ngã - lời khuyên từ Healthline.

3 - Trong 3 tháng cuối của thai kỳ

Thể dục trong 3 tháng sau cùng này có thể khó khăn hơn nhiều, nhưng không phải là không thể. An toàn phải được đặt lên trên hết trong thời kỳ này, tránh các hoạt động có nguy cơ gây té ngã.

“Sự linh hoạt được chú trọng trong thai kỳ này. Cơ thể trở nên nặng hơn và ‘chật chội’ hơn do sự phát triển của em bé”.

Các loại hình thể dục có động tác nhẹ được khuyến khích như yoga, pilate (tập luyện với một quả bóng lớn), nâng tạ nhẹ, các bài tập về rèn sức mạnh như squat, các động tác plank dành riêng cho thai phụ - theo Healthline.

Tuy nhiên, nên tránh các bài tập gập bụng nằm ngửa trên bề mặt phẳng.

Các chuyên gia lưu ý, tập thể dục là cần thiết nhưng phải lưu ý “lắng nghe cơ thể của bạn” để có sự điều chỉnh cần thiết và phù hợp.

Đức Hòa
(theo Medical Daily)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.