Ngay nay, đột quỵ không chỉ là bệnh của người lớn tuổi, người trẻ cũng bị do áp lực - Ảnh minh họa
Nghiên cứu tiến hành trên 1.100 người sống ở thành phố New York (Hoa Kỳ), có tuổi trung bình là 70 và chưa từng bị đột quỵ. Người tham gia nghiên cứu được yêu cầu hoàn thành bảng khảo sát đo các triệu chứng của đột quỵ, trong đó có “cảm thấy buồn và không có tinh thần làm bất cứ việc gì”. Dựa vào khảo sát, người tham gia được chấm điểm suy nhược tinh thần từ 0 - 60, điểm 16 trở lên được xem là “có nguy cơ”.
Người tham gia được theo dõi trong thời gian 14 năm, có 100 người bị đột quỵ. Người thuộc nhóm điểm từ 16 trở lên đối với các biểu hiện của đột quỵ có cao hơn 75% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ - dạng đột quỵ phổ biến nhất, so với người không có các biểu hiện suy nhược tinh thần. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi dòng máu đến não bị đóng tắt.
Nhìn chung, có khoảng 11% người tham gia có mức suy nhược tăng triển bị đột quỵ so với 7% người bị đột quỵ không có các biểu hiện bất ổn tinh thần.
Tuy đây chỉ mới là kết quả ban đầu nhưng nếu các kết quả này được khẳng định thêm bởi nhiều nghiên cứu khác nhưng “phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu của suy nhược tinh thần là điều rất quan trọng” - chia sẻ của Marialaura Simonetto, khoa Thần kinh học, Đại học Y khoa Miami Miller.
Kết quả nghiên cứu này vẫn đúng sau khi các chuyên gia xem xét các yếu tố khác ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ như: tiểu đường, huyết áp cao, hút thuốc lá và uống bia rượu.
Đức Hòa (theo Live Science)