GNO - Công trình nghiên cứu của vị giáo sư 71 tuổi người Nhật đã giúp mở ra cơ hội điều trị các căn bệnh nguy hiểm với tử lệ tử vong cao của thế giới ngày nay như: bệnh ung thư, bệnh mất trí nhớ Alzheimer và bệnh Parkinson.
Cơ chế tự thực bị phá vỡ (disrupted autophagy) được cho là có liên quan đến nhiều loại bệnh trên cơ thể người của chúng ta, trong đó có các bệnh vừa kể trên.
Giáo sư Ohsumi (ảnh) đã khám phá ra lộ trình giúp giới y khoa hiểu biết sâu sắc về các quá trình sinh lý học như sự thích ứng để không còn năng lượng tồn tại khi phản hồi lại các sự viêm nhiễm của tế bào.
Mặc dù ý niệm này đã được biết đến trong lĩnh vực y khoa cách đây hơn 50 năm nhưng “tầm quan trọng mang tính nền tảng trong sinh lý học và y học chỉ được nhận biết sau nghiên cứu chuyển đổi hệ thuyết (paradigm-shifting research) trong thập niên những năm 1990 của giáo sư Yoshinori Ohsumi”.
Những phát hiện của ông đã mở ra một mô thức mới trong sự hiểu biết của con người về cách thức tế bào tái tạo “nội dung” (content) của chúng, khẳng định của Hội đồng Giải thưởng Nobel tại Viện Karolinska Thụy Điển.
Giáo sư Ohsumi sinh năm 1945 tại Fukuoka, Nhật Bản hiện là giáo sư Viện Công nghệ Tokyo. Trong một phỏng vấn trực tuyến qua điện thoại với thông tấn JSpeaking tại Nhật Bản, ông cho biết: Cơ thể sống của chúng ta luôn lặp đi lặp lại quá trình tự phân hoại hay tự hủy diệt, tự ăn thịt (cannibalism). Và cũng luôn có sự cân bằng tuyệt vời giữ sự hình thành và phân hoại. Đó chính là hành trạng của một thể sống.
Đây là lần trao giải thứ 107 trong hạng mục y khoa kể từ khi giải Nobel được khởi xướng từ năm 1905.
Trần Trọng Hiếu (theo Reuters)