Những lời dạy quý giá của vị thiền sư

GNO - Đó là nội dung cuộc nói chuyện giữa vị thiền sư và một nhà báo về thiền tập.

Ngày Phật đản được tổ chức là một trong những dịp tìm về lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cách đây hơn 2500 năm.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không quá đi sâu vào việc tìm ra điều gì là quan trọng cho cuộc sống. Ngài chỉ tin rằng “mọi người ai cũng có khả năng thành Phật”. Nói một cách khác, mọi người đều có thể đạt đến sự giác ngộ. Lời dạy ấy vẫn còn vang vọng đến xã hội ngày nay khi mà con người cảm thấy nhiều áp lực của cuộc sống trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Master.jpg

Hòa thượng Muyeo - Ảnh: KJD

Lời dạy ấy như một nguồn động viên con người và giải thích tại sao thiền tập và các phương pháp thực tập khác của Phật giáo ngày càng phát triển. Kể từ năm 2002, khi chương trình tập sống trong chùa (temple stay) được giới thiệu, số lượng người tham gia mỗi năm tăng trưởng 30%. Ngay năm vừa qua, đã có hơn hai triệu người tham gia.

Một trong những điểm đến nổi tiếng là chùa Chooksersa, tọa lạc ngoại vi núi Munsu thuộc vùng Bonghwa, phía Bắc Gyeongsang (Hàn Quốc).

Ngôi chùa này tập trung vào thực hành thiền tập. Seon hay còn gọi là thiền, đó chính là sự nhận thức Phật tánh vô nhiễm của mỗi người và cũng chính là tâm điểm của hạnh phúc.

Mỗi tuần thứ 3 hàng tháng, đều có khóa thiền tập xuyên đêm với sự tham dự của từ 120 đến 150 người. Điều này đã được tiến hành suốt bảy năm qua. Tu sinh đến từ thủ đô Seoul, Gyeonggi và xa hơn nữa là Busan, Daegu cũng tham dự thường xuyên.

Gần đây, lượng các giáo sư trung niên, bác sĩ, luật sư và nhiều thành phần khác tăng lên. Ngay cả những tín đồ Tin lành cũng tham dự. Cửa chùa luôn mở cho tất cả mọi người, và để giải thích điều này, vị sư trụ trì, Hòa thượng Muyeo đã có cuộc nói chuyện với ký giả JoongAng Ilbo.

Hòa thượng Muyeo từng học chuyên ngành kinh tế tại trường đại học và đã từng làm việc trước khi xuất gia. Hòa thượng đến chùa Chooksersa vào năm 1987 khi nơi này hầu như không ai biết đến. Để làm cho ngôi chùa trở nên thoáng đãng và “tiện nghi cho thiền tập” như bây giờ, Hòa thượng Muyeo đã đóng vai trò quan trọng nếu như nói không ngoa. Hòa thượng được biết đến như một người tu tập thiền quán niệm.

Những lý do này dẫn đến việc chấp nhận những người không phải là Phật tử tham gia các khóa tu thiền, thưa Hòa thượng?

Sau khi xuất gia, tôi đã trải qua 20 năm đi khắp cả nước. Tôi hiến dâng tất cả cho thiền tập, đặc biệt là chuyên về thiền hành. Bằng việc như thế tôi cảm thấy cần phải gạn lọc tâm thức. Tôi quyết định cần phải vì nhân sinh hơn là sống riêng mình với Đức Phật. Và trên tất cả, Phật giáo không phải là tôn giáo hướng các nhà sư đến việc phụng thờ.

Nhưng ngôi chùa tọa lạc ra xa thành phố. Điều đó có thể làm cho mọi người nản lòng?

Tôi không nghĩ nơi tọa lạc của ngôi chùa là vấn đề. Ở thành phố hay thôn quê không quan trọng, sự thành tâm và tấm lòng mới là cốt yếu. Vị trí chùa ở đâu không quá quan trọng.

Thiền tập có thật sự giúp ích cho cuộc sống hàng ngày của con người?

Có nên thực hành thiền hay không hiện không phải là câu hỏi. Bạn phải thực tập bởi vì nếu như bạn không thực hành bạn bạn sẽ bỏ lỡ. Ngày nay, con người ám ảnh bởi tiền bạc nhưng tự tiền bạc là nguồn gốc của khổ đau. Bạn cần ứng dụng thiền tập để làm cho tiền bạc tạo nên hạnh phúc cho bạn. Thông qua thiền tập bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc, trọn vẹn và lạc quan. Tôi không cường điệu đâu.

Có dễ dàng để người bình thường cảm nhận được điều này?

Dĩ nhiên, nhưng bạn phải thực sự chuyên tâm và theo đuổi đến cùng. Bất cứ người nào cũng có thể đạt được trạng thái tĩnh lặng và đó là kết quả của thiền tập. Không có thứ hạng trong sự chứng ngộ. Đây là một yếu tố cốt yếu trong Phật giáo.

Trong cuốn sách “Những phần còn lại”, Hòa thượng lại không nhấn mạnh nên tập trung vào thiền hành?

Tôi được biết nhiều người cho rằng thực tập thiền hành thì khó khăn. Tất cả họ đã không thực sự đặt hết tâm mình vào đó.

Nhưng cũng từ nhìn nhận của họ, tôi tập trung vào thiền là gì và cố gắng hướng dẫn họ để họ cảm nhận được hiệu quả ngay thức thì. Thiền quán sổ tức, thiền vipassana, cùng với tụng niệm, tất cả đều giúp cho việc tỉnh giác.

Hiệu quả của việc thiền tập - tụng niệm là gì?

Nếu bạn thực tập thường xuyên, hàng giờ bạn có thể cảm nhận sự diệu dụng và an lành. Bạn thở vào, thở ra và niệm “Seokgamonibul - Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. Khi bạn ngân dài âm tiết “Bul - Phật”, tâm thức của bạn sẽ trở nên sáng suốt.

Khi bạn đạt được được hương vị cho thiền tập và tụng niệm, bạn có thể đạt được sự an định ngay khi có ai đó đang nhìn bạn. Đến khi thiền hành trở thành quan trọng bạn sẽ thực tập một cách dễ dàng dù cuộc sống bạn rộn. Khóa thiền tập xuyên đêm được khai mở từ năm 2007 tại chùa Chooksersa bởi Hội Phật tử Unitel. Thành viên đăng ký tham dự rộng rãi trước khi chúng tôi được mời đến hướng dẫn. Đến nay, có hơn 70% thành viên thực tập thường xuyên trong hơn 10.000 tu sinh thưc tập tại chùa.

Hòa thượng nghĩ gì nếu cả Triều Tiên đi theo con đường thiền tập?

Nếu cả Triều Tiên thực hành thiền tập họ sẽ không nhắc nhiều đến bom nguyên tử và mang ý niệm thay đổi thế giới.

Ngay cả bạn không là Phật tử, nếu bạn dành 10 phút thiền tập mỗi ngày, kết quả sẽ ngoài sự mong đợi. Đó là thời gian bạn sẽ nhìn ra bạn thực sự thế nào, phản ánh và tận hưởng trạng thái thong thả của tâm thức dù bạn có thể cho thiền tập không quan trọng.

Chân thành cảm ơn Hòa thượng!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.