Nhật Bản: Vị Tăng 75 tuổi cầu nguyện tại Viện Bảo tàng Lịch sử Thẩm Dương

Giác Ngộ - Những ngày gần đây, Pháp sư Nham Điền Long Tạo (IwataRyuzo) 75 tuổi - Nhật Bản đến tham quan tạ tội tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử "18.9" - Thẩm Dương, Trung Quốc và tụng kinh cầu nguyện siêu độ cho các vong linh đã chết vì gặp nạn. Đây là lần thứ 5 Pháp sư Nham Điền Long Tạo đến Trung Quốc, cũng là lần thứ 2 đến Thẩm Dương.

thiensu-1a.gif

Pháp sư Nham Điền Long Tạo (IwataRyuzo) 75 tuổi

Vào ngày 14/5/2006, Pháp sư Nham Điền Long Tạo lần đầu tiên đến Thẩm Dương, ông cứ quỳ dài tạ tội trước Viện Bảo Tàng lịch sử "18.9" Thẩm Dương không chịu đứng lên. Theo kế hoạch của ông, sau chuyến tham quan cảm ân tạ tội tại Thẩm Dương hoàn thành, ông sẽ di qua các nơi như Liêu Dương, Thiên Tân, Nam Kinh... sau đó, ông sẽ đến Vấn Xuyên và kết thúc chuyến đi "Cảm ân tạ tội" lần này.

thiensu-2-a.gif

Pháp sư Nham Điền Long Tạo sanh năm 1936 tại Đài Bắc, năm 9 tuổi đến Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Đại học tại trường Quốc Lập Trường Kỳ (Nagasaki). Thế phát xuất gia năm 1981, năm đó ông được 45 tuổi. Ngày 15/8/2005 là ngày kỷ niệm 60 năm kháng chiến thắng lợi của Trung Quốc. Pháp sư Nham Điền Long Tạo từ Hàn Quốc đến Bắc Kinh, bắt đầu cuộc hành trình tạ tội Trung Quốc. Lần đó, ông đã đi qua các nơi như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Nam Kinh... thực hành các pháp sự quỳ lạy để tạ tội

thiensu 3.png

thiensu-4-a.gif

Pháp sư Nham Điền Long Tạo quỳ tạ tội trước Viện Bảo Tàng Lịch Sử - Thẩm Dương

 Đêm 18/9/1931, là ngày phát sinh ra sự biến chấn động tại Thẩm Dương, cũng bởi chính sách "không chống cự" của Tưởng Giới Thạch, cho nên chỉ trong 4 tháng ngắn ngủi, quân Nhật đã tương kế chiếm cứ ba tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, trọn cả vùng sông núi xinh đẹp hơn một trăm vạn km2 miền Đông Bắc đã trở thành lãnh địa của quân Nhật. Ba nghìn vạn đồng bào bị nguy hiểm trong sự tàn phá giày vò dưới gót sắt của quân Nhật, đã trở thành nô lệ vong quốc. Kho tàng vô tận của Hắc Long Giang đã bị cướp phá, Trung Quốc đã mất đi 79% tổng sản lượng sắt toàn quốc, 93% dầu, 41% tuyến đường sắt và vô số tài nguyền cây rừng.

theisu-5-a.gif

Vào tháng 8/1999, ông Giang Trạch Dân đã đến trước Viện Bảo Tàng Lịch Sử này và viết 5 chữ lớn "Vật Vong Cửu Nhất Bát" (đừng quên ngày 18.9). Trong quá trình mở rộng Viện Bảo Tàng, chỉ trong thời gian 3 tháng ngắn ngủi, các giới xã hội và các kiều bào hải ngoại cũng như bạn hữu quốc tế đã quyên góp tiền, vật liệu với số lượng hơn 366 vạn người.

theinsu-6-a.gif

Tấm bia kỷ niệm trước Viện Bảo Tàng Lịch Sử gọi là "Tàn Lịch Bi" (残历碑). Là một khối đá điêu khắc cực to, hình dáng bên ngoài của nó giống như cuốn lịch bàn đang trải ra. Trọn cả tòa kiến trúc cao 18m, rộng 30m, dày 11m, hai bên đối xứng. Phía trên Bia Tàn Lịch có khắc hàng chữ "Ngày 18 tháng 9 năm 1931 - Ngày mồng 7 tháng 8 năm Tân Mùi Âm lịch"... Bên trái Bia Tàn Lịch khắc: "Đúng 10 giờ tối - giờ địa phương, quân Nhật phá hoại đoạn đường của hồ Liễu Điều trên đường sắt Nam Mãn, rồi đổ ngược lại cho quân đội Trung Quốc. Sau đó họ tấn công vào Bắc Đại Doanh, tướng sĩ quân đội Đông Bắc dưới mệnh lệnh không được phản kháng, đành nhẫn nhịn rút lui, đất nước lâm nạn, nhân dân vùng dậy đấu tranh".

thiensu-7-a.gif

theinsu 8.png

"Tàn Lịch Bi" - bia kỷ niệm trước Viện Bảo Tàng Lịch Sử

thiensu 9.png

Đạn Hình Bi (弹形碑) Bia hình quả bom

Phía trái của quyển lịch đá khổng lồ đó đã dày đặc hàng nghìn lỗ đạn, có thể thấy vô số chiếc đầu lâu thoạt ẩn thoạt hiện trong không gian mờ mờ ảo ảo, có thể nghe hàng vạn tiếng gào thét của oan hồn, nói với nhân dân Đông Bắc về cuộc sống tràn đầy máu lệ và lịch sử chiến tranh không ngừng vùng lên dưới gót sắt chủ nghĩa Nhật Bản. Gần Viện Bảo Tàng còn có tấm bia khác ghi sự kiện đánh bom ngày 18 tháng 9 (Cửu Nhất Bát Sự Biến Tạc Đạn Bi: Bia ghi sự cố quả bom ngày 18.9), đó là tấm bia hình quả bom ý nói là chính họ đã xây dựng lại "Hồ Liễu Điều", cũng như chế tạo đường sắt Nam Mãn vào năm 1938 mà chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản đã tàn phá.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.