Các Pháp sư và tứ chúng đệ tử đã tham gia pháp hội này : Pháp sư Phổ Tế - chùa Hoa Nham, Pháp sư Nghĩa Từ, Pháp sư Lai Thánh, Pháp sư Duy Chánh, Pháp sư Tâm Hà ... Họ quan niệm rằng, thắp lên ngọn nến đại Khổng Minh, thắp lên những ngọn nến cúng Phật, thì sẽ giải trừ các khổ nạn của thế gian, cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân dân an cư lạc nghiệp. Rất nhiều cư sĩ tự tay mình viết những lời tâm nguyện chúc phúc trên chiếc đèn Khổng Minh, họ thả từng chiếc, rồi từng chiếc lên cao, họ đưa mắt nhìn theo, thì thầm cầu nguyện năm nay lúa thóc được mùa, sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc.

Ngày rằm tháng giêng al, là Tiết Nguyên Tiêu, là ngày lễ thuyền thống của dân tộc Trung Quốc. Tháng giêng là tháng đầu của âm lịch, người xưa gọi đêm là "Tiêu", mà ngày rằm lại là đêm trăng tròn đầu tiên trong một năm, cho nên gọi rằm tháng giêng là Tiết Nguyên Tiêu. Tiết Nguyên Tiêu còn gọi là Tiểu Tháng Giêng, Nguyên Tịch, Đăng Tiết, là ngày lễ quan trọng nhất sau lễ Tết. Rằm tháng giêng cũng là bắt đầu một năm mới, ngày Xuân vẫn còn, đêm Xuân trở về trên đại địa, cho nên mọi người đối với ngày này, họ khánh chúc, khánh hạ lẫn nhau. Phong tục Tiết Nguyên Tiêu chính là cột mốc của thời gian mới, mọi người phần nhiều lợi dụng thời gian đặc thù này, để biểu đạt nguyện vọng sinh hoạt của mình.


Tiết Nguyên Tiêu cũng gọi là tiết đèn, tiết này đã có vào thời kỳ Tây Hán cách đây hơn 2000 năm. Thưởng đèn Nguyên Tiêu bắt đầu vào thời kỳ Minh Đế đời Đông Hán, Minh Đế đề xướng Phật giáo, vua nghe nói Phật giáo có Xá Lợi Phật, các Tăng nhân thường thắp lên những ngọn nến vào ngày 15 tháng giêng, để chiêm ngưỡng Xá Lợi Phật, vua bèn hạ lịnh vào đêm tối của ngày này, trong các chùa miểu và hoàng cung đều phải đốt đèn lễ kính chư Phật, các tầng lớp trí thức cho đến thứ dân đều có thể treo đèn. Về sau, những ngày lễ nghi của Phật giáo dần dần trở thành những ngày lễ trọng đại trong dân gian.










