Chánh niệm trong điều trị chứng lo âu

GNO - Hơn 870.000 người Anh đang chịu khổ do chứng lo âu, một căn bệnh gây nên những cảm giác băn khoăn và lo lắng không cần thiết.

Theo đó, thì chánh niệm - một liệu pháp tâm lý có nguồn gốc từ thiền định Phật giáo - đang được sử dụng bởi Sở Y tế Quốc dân để giúp làm giảm bớt các triệu chứng trên.

LatinAmerica_army_meditation.jpg

Người hiện đại với nhiều áp lực công việc cùng những nỗi khổ đau từ cuộc sống,
giải pháp thực tập chánh niệm bằng phương pháp của Phật giáo trở thành phương tiện diệu dụng

Dưới đây, trong đoạn trích căn bản từ quyển sách The Mindful Manifesto (Bản Tuyên ngôn Quán niệm) của Bác sĩ Jonty Heaversedge sẽ giải thích cách sử dụng phương pháp này trong trị liệu chứng bệnh trên.

- Trước khi hướng tâm trí của bạn vào sự lo lắng mà bạn đang gặp phải, hãy tập trung vào hơi thở của bạn - cảm nhận không khí từ từ đi vào lỗ mũi, chạy đều trên mặt sau đó là cổ họng và cuối cùng là vào phổi. Hãy cảm nhận nhịp đập của trái tim và tưởng tượng cách mà nó bơm máu đã chứa đủ ôxy đi khắp cơ thể bạn. Hãy tiếp tục cho đến khi bạn đã sẵn sàng để hành thiền.

- Bây giờ, hãy di chuyển sự chú ý của bạn đến những suy nghĩ lo lắng của bạn. Những suy nghĩ gì đang hiện hữu trong tâm trí của bạn ngay lúc này? Có nhiều ý nghĩ đang lướt qua một cách nhanh chóng hay từng ý nghĩ một xảy đến trong một khoảng thời gian xác định? Hãy quan sát những suy nghĩ này một cách khách quan hơn là phản ứng với chúng một cách có cảm xúc.

- Có một huyền thoại nói rằng khi bạn thiền định, bạn nên có một tâm trí trống rỗng. Những suy nghĩ không phải là kẻ thù của bạn và việc cố gắng ngăn chặn chúng đúng hơn sẽ chỉ dẫn đến một cuộc đấu tranh. Hãy đối xử với những suy nghĩ trong lúc ngồi thiền giống như có một cái radio đang phát xung quanh bạn - bạn có thể nghe thấy nó, nhưng sự tập trung chính của bạn là ở một nơi khác.

Trong thực tập chánh niệm, bạn sẽ chú ý đến một thực tế rằng bạn có một ý nghĩ, nhưng bạn không phải dính líu gì với nói. Hãy cố gắng không đánh giá những suy nghĩ là “tốt” hay “xấu”. Hãy nuôi dưỡng một thái độ bình thản với bất cứ thứ gì đang đi qua tâm trí bạn. Hãy quan sát suy nghĩ của bạn bằng sự hiếu kỳ và sự tử tế và chúng sẽ trở nên dễ chịu hơn.

- Bất cứ khi nào bạn nhận thấy tâm trí của bạn đang suy nghĩ lan man, hãy thừa nhận rằng nó đã đi chệch hướng và nhẹ nhàng mang sự chú ý của bạn trở lại với việc quan sát suy nghĩ của bạn.

- Tiếp tục quan sát những lo lắng của bạn theo cách này với khoảng thời gian mà bạn đã chọn. Thực hành chánh niệm có thể là một vấn đề khó khăn, do đó, tốt nhất lúc đầu nên thực hành trong một khoảng thời gian ngắn.

- Bạn có thể cảm thấy chóng mặt khi bạn mới bắt đầu, đó là bởi vì bạn đã đột ngột ngừng lại trong vòng quay của những suy nghĩ. Trong sự tĩnh lặng của thiền định, đôi khi có vẻ như bạn có nhiều suy nghĩ hơn bình thường nhưng điều này không phải như vậy: đó chỉ là bạn đang ngày càng trở nên nhận thức rõ hơn về chúng. Bạn càng thực hành, tâm bạn ngày càng có thể giải quyết với những lo lắng một cách ít hoảng loạn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.