Trong nghiên cứu của trường ĐH Bristol, 379 người đã phải kiêng cafein trong 16 tiếng trước khi được cho uống đồ uống có chứa cafein hoặc giả cafein. Tiếp đó, các nhà nghiên cứu sẽ đo những thay đổi trong phản ứng của các tình nguyện viên. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy sự khác nhau về mức độ nhanh nhẹn của các tình nguyện viên.
Khoảng 1 nửa tình nguyện viên uống chỉ chút ít hay không uống cafein và một nửa còn lại uống một lượng cafein ở mức vừa hay nhiều. Tất cả sẽ được hỏi về mức độ lo lắng, sự hoạt bát và liệu họ có thấy đau đầu trước hay sau khi uống cafein hay giả cafein không?
Họ cũng được yêu cầu thực hiện một loạt các thao tác trên máy tính để kiểm tra trí nhớ, sự tập trung và tính thận trọng. Những người uống một lượng cafein vừa hay nhiều cho biết họ cảm thấy hoạt bát hơn và đau đầu tăng lên. Tuy nhiên, sự nhanh nhẹn hoạt bát do cafein không hề cao hơn những người uống ít hoặc không hề có chút cafein nào. Điều này cho thấy cafein chỉ đưa người uống nó trở về trạng thái bình thường.
Như vậy, những người uống nhiều cà phê có thể cảm thấy hoạt bát, nhanh nhẹnh sau khi uống tách cà phê đầu tiên trong ngày. Nhưng điều này chỉ là sự đảo ngược những sự mệt mỏi do cafein gây ra đêm qua.
Một tách cà phê bình thường có chứa 60-100mg cafein
Một tách trà có chứa 30-100mg cafein
Một cốc espresso có chứa 90-200mg cafein
55g sô cô la có chứa 40-50mg cafein
Thai phụ không được uống quá 200mg cafein/ngày
Nghiên cứu khẳng định những người nghiện cà phê có thể sẽ thấy khỏe khắn hơn dù không hề uống 1 tách cà phê vào đầu giờ sáng, thức uống vốn chỉ làm tăng nguy cơ lo âu và huyết áp cao.
Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này cũng áp dụng cho những trường hợp chỉ uống trà sáng mới thấy não mình “động đậy”.
Peter Rogers, khoa Tâm lý học, ĐH