Chiều nay, các đại biểu tiếp tục thảo luận về chủ đề Nữ giới Phật giáo dấn thân trong hoạt động xã hội. Giác Ngộ Online xin giới thiệu bài tham luận này đến quý độc giả (Được sự đồng ý của tác giả, chúng tôi có đặt lại các tiêu đề nhỏ cho phù hợp với cấu trúc bài viết - GNO).
Ni trưởng phát biểu tại Đại hội Ni bộ Nam Việt 1956 - 1972
Người phụ nữ Phật giáo xuất chúng
Một đời quên mình vì đạo, 60 năm hoằng pháp độ sinh. Không phải là sự ngẫu nhiên để một người bình thường có thể làm nên đạo nghiệp lớn lao với biết bao thành quả phi thường từ hữu vi đến vô vi.
Chúng ta vui mừng nhận thấy rằng những thành quả này đang được thế hệ sau làm cho rực rỡ hơn. Hiện nay trên toàn thế giới, những người con gái của đức Phật đã và đang có những bước tiến đáng kể trong nhiều lãnh vực mà Sakyadhita là một điển hình.
Đối với chúng tôi, Sakyadhita là ban nhạc Đại Hòa Tấu đi khắp nơi để trình diễn Trường Sử Ca của phụ nữ Phật giáo, làm cho mọi người thấy và nghe được khả năng cùng vai trò trọng yếu của những người con gái của đức Phật. Nhờ vậy, sự chấp trước xưa nay đều không còn. Phật giáo sẽ Tăng sức mạnh để Tăng Ni bình đẳng cùng nhau đem ánh sáng đến chỗ tối tăm, đem gió thanh lương vào những nơi nhiệt não, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.
Trước tiên, chúng tôi xin tán thán công đức và bày tỏ lòng tri ân đến ban tổ chức đã cho chúng tôi có cơ hội quí báu chia sẻ những dữ kiện thực tế liên quan đến đề tài của đại hội lần thứ 11 tại Việt
Thú thật, chúng tôi rất do dự khi lên diễn đàn để trình bày về đạo nghiệp của cố Ni trưởng Thích Nữ Như Thanh. Chúng tôi sẽ có lỗi với người khi ca ngợi rằng người là một Ni tài xuất chúng vì đạo hạnh khiêm cung tự hạ, chẳng vướng bận lợi danh trong suốt cuộc đời hành đạo của Ni trưởng không cho phép chúng tôi làm như vậy.
Ni trưởng tại Đại hội Ni bộ Nam Việt 1956 - 1972
Tuy nhiên, bằng tinh thần khách quan của lịch sử, chúng tôi xin được nêu ra những đề mục sau đây như là sự đóng góp khiêm nhường cho đại hội được khởi sắc và phong phú thêm.
Bối cảnh lịch sử Phật giáo Việt
Từ ngàn xưa, Phật giáo Việt
May thay, trong thời gian này, có những bậc thức giả (xuất gia và cư sĩ) kêu gọi phong trào chấn hưng Phật giáo Việt
Khởi đầu, chương trình chấn hưng Phật giáo Việt Nam ba điểm do sư Thiện Chiếu viết trên Đông Pháp Thời Báo, số 533, ngày 14/1/1927 ([2]), sau đó được nhiều hội Phật học từ Nam ra Bắc hưởng ứng bằng cách xuất bản những tạp chí Phật học nhằm phổ biến Phật pháp một cách trung thực.
Thời kỳ này, tiếng nói của những bậc Ni tài cấp tiến thường xuyên xuất hiện, tha thiết kêu gọi sự chấn hưng Phật giáo, đại biểu như Ni sư Huệ Tâm (miền Bắc), Ni sư Diệu Tịnh (1910 - 1942), Ni sư Diệu Tấn (1910 - 1948).
“Năm 1947, dưới sự lãnh đạo và tổ chức của sư cô Diệu Tánh (*), Ni viện Huê Lâm (quận 11, Chợ Lớn) được khai mở, thực sự trở thành một trung tâm đào tạo Ni giới trên mọi lãnh vực: hoằng pháp, từ thiện xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho sự ra đời Đại hội Thành lập Ni bộ Nam Việt vào năm 1956.” ([3])
Năm 1950, hội Phật giáo Thế giới được thành lập. Phật giáo Việt
“Qua điều 13, 14 chương II của nội quy điều lệ Giáo hội Tăng già Nam Việt, có thể mạnh dạn nói rằng lần đầu tiên tổ chức Ni bộ được chính thức hình thành và được Giáo hội công nhận bằng văn bản tổ chức hẳn hoi năm 1956. Như vậy lịch sử đã trao tận tay Ni sư Như Thanh, Niềm vinh dự to lớn, cũng là hoài bão của bao thế hệ Ni chúng Việt
Ni trưởng Như Thanh (giữa) với chư tôn đức Ni
Vào năm 1972, Ni bộ Nam Việt được đổi tên là Ni Bộ Bắc Tông, thể hiện sự phát triển vững vàng qua những thành quả lớn lao mà Ni Bộ đã thực hiện được.
Kỳ túc Như Thanh - Năng lực phát động tối cường
Hòa Thượng Đổng Minh, trong một bài hồi ký (**) đã dùng mỹ từ Kỳ túc để gọi Ni trưởng Như Thanh với nhã ý tôn trọng, tán thán. Trùng hợp một cách thú vị, Tỳ-kheo Giác Thiện vô tình đã phác họa những điểm kỳ đặc này: “Sư trưởng thật là con người năng lực tự trị tối cường, năng lực lý giải tối cường, năng lực tổ chức tối cường, năng lực phát động tối cường” ([6])
Từ khi Ni sư Diệu Tịnh rung lên Tiếng Chuông một, Tiếng Chuông hai, rồi Tiếng Chuông sắp bể (***) mà sự an phận thủ thường đầy tự ti mặc cảm của Ni chúng thời bấy giờ cũng chẳng có dấu hiệu thay đổi, chính Ni sư Như Thanh là người đứng ra khởi động phong trào chấn hưng Ni giới.
Người nói: “Nếu chị em chúng ta không đoàn kết lại để cứ rời rạc mãi thì chẳng khác chi những đứa con không cha mẹ, anh chị, bơ vơ giữa biển đời sóng gió, tự mình đã bỏ rơi mình ra ngoài đoàn thể vậy.” ([7])
Âm thầm, kiên nhẫn, trong suốt 30 năm dài (1927 – 1956) Ni sư Như Thanh đã lặn lội đi tìm kiếm gặp gỡ những người cùng chung chí nguyện hoài bão, từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho, Cai Lậy, Sa Đéc, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Châu Đốc… đi đến đâu, Ni sư cũng vận động cho một tương lai thống nhất và đoàn kết của Ni chúng.
Nhờ năng lực phát động này mà ngày 6/10/1956, đại hội Ni bộ Nam Việt được tổ chức tại chùa Huê Lâm và bản tuyên ngôn của Ni chúng Nam Việt được ra đời với lời lẽ tràn đầy nhiệt huyết.
Năng lực tổ chức tối cường
Từ khi Ni Bộ chánh thức được thành lập, Ni trưởng, với tư cách lãnh đạo, đã có những tổ chức vừa qui mô vừa thích ứng với thời đại.
Trong “Nội Quy Ni Chúng Bộ” có 26 điều, 9 khoản mục ghi rõ tôn chỉ, mục đích cũng như những điều luật mà toàn thể Ni chúng phải tôn trọng để có thể tùy theo hoàn cảnh mà không mất luật nghi (tùy duyên bất biến).
Thống nhất Ni chúng, không phải chỉ là sự tập hợp chư Ni lại để dùng sức mạnh này tranh đấu cho sự bình quyền giữa Tăng và Ni. Cao cả hơn, Ni trưởng đã dùng sức mạnh của sự đoàn kết để nâng đỡ, khuyến khích, nâng cao trình độ của toàn thể Ni chúng hầu giúp họ có đủ tài đức giáo hóa chúng sanh, đem ánh đạo vàng xóa tan vô minh còn đang phủ kín khắp nơi.
Những Ni viện lớn như Từ Nghiêm, Dược Sư trở thành Phật học viện trường kỳ, những trường Phật học cơ bản, những lớp dạy Luật, những khóa an cư kiết hạ nghiêm túc… đều không ngoài mục đích trên.
Song song với những tổ chức qui mô của Ni bộ, các chùa thuộc Ni bộ đều được chỉnh đốn lại, dẹp bỏ màu sắc thần bí đầy mê tín dị đoan, thay vào đó là những lớp dạy giáo lý để nâng cao trình độ Phật pháp cho mọi người. Mỗi chùa, tùy theo khả năng, đều có những cơ sở từ thiện như phòng thuốc Đông, Tây y, ký nhi viện, trường mẫu giáo, tiểu học, lớp huấn nghệ… tất cả đều miễn phí.
Qua mô hình tổ chức này, chúng ta thấy rõ sự nhất quán theo tinh thần của kinh Hoa Nghiêm: “Một là tất cả, tất cả là một”. Chính những đơn vị nhỏ tạo nên sự vững mạnh cho toàn thể Ni bộ và sự thành công của Ni bộ tiếp sức cho các đơn vị tại địa phương ngày thêm phát triển.
Năng lực tự trị tối cường
Theo lời dạy của tổ Bách Trượng: “Một ngày không làm, một ngày không ăn”, Sư trưởng khuyến khích mỗi chùa nên có cơ sở tự túc nhằm hai mục tiêu, tập cho Ni chúng biết sự vất vả trong việc mưu sinh để sống tiết kiệm và biết ơn đàn na tín thí, do đó không dám buông lung giải đãi trong việc tu học.
Thứ hai, có năng lực tự lập, Ni chúng không phải lệ thuộc vào người và hoàn cảnh bên ngoài nên phẩm cách được nâng cao, giữ được tôn chỉ chung.
Ni trưởng chụp ảnh lưu niệm trước Phật học viện Từ Nghiêm
Riêng tại chùa Huê Lâm các cơ sở tự túc như tiệm cơm chay, các cơ sở sản xuất nước tương, phòng may, phòng phát hành kinh sách, cơ sở làm nhang… vẫn còn đang hoạt động cung ứng đủ cho sự chi dụng của chùa và các công tác từ thiện, cứu tế xã hội.
Nhìn sâu hơn, có tự túc được mới có thể tự trị được. Nếu Ni chúng nghĩ mình yếu đuối, luôn cầu xin sự giúp đỡ của Tăng đoàn thì tự nhiên mình phải hoàn toàn lệ thuộc.
Khi đã không bị lệ thuộc, với năng lực tự trị tối cường, Ni trưởng đã khuyến tấn chư Ni:
“Hàng Tỳ-kheo Ni ở trong chánh pháp của Phật gặp được cơ hội mở mang, truyền bá làm cho ánh sáng Phật pháp được chói rạng, tạo nên công đức vô lượng”([8])
Chính nhờ tính chất tự trị này mà khi một vị Hòa thượng có ý kiến Ni chúng lo việc từ thiện xã hội như cô nhi, ký nhi còn việc hoằng pháp để chư Tăng lo thì Ni trưởng đã lễ phép nhưng dõng dạc xin được phụ trách cả hai. “Vị Ni nào có khả năng diễn giảng thì diễn giảng, vị Ni nào có khả năng về từ thiện xã hội thì làm việc từ thiện xã hội”([9]) . Đặc biệt, các công tác, cơ sở từ thiện của Ni trưởng đều có tính cách độc lập, tự trị rất cao, không lệ thuộc vào bất kỳ một đoàn thể hay thế lực nào.
Ngày nay, chư Ni được mời đi thuyết giảng ở nhiều nơi, họ đều nhớ ơn Ni trưởng; những cơ sở từ thiện của các chùa vẫn còn giữ được tính cách tự túc, tự trị đã nêu trên.
Năng lực lý giải tối cường
Sư trưởng là người thâm nhập lý Bát Nhã cho nên thường cố gắng truyền trao ánh sáng Bát Nhã, mong kẻ hậu học nắm được cương lĩnh Phật pháp, khéo tỏ ngộ chơn tâm mà nối truyền mạng mạch.
Nhờ thâm nhập Bát Nhã, tánh Không vốn vô tướng nhưng diệu dụng Bát Nhã lại vô cùng nên Sư trưởng có năng lực lý giải tối cường.
Năng lực này thể hiện qua các tác phẩm lớn về giáo lý của người như: Bát Nhã Cương Yếu (hoàn tất năm 1983) tóm lược một cách có hệ thống những tinh yếu của Bộ Đại Bát Nhã 600 quyển, Hành Bồ Tát Đạo (soạn theo Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập pháp giới nói về Thiện Tài Đồng Tử với 53 bước đường cầu đạo) xuất bản năm 1989. Tiếp theo là Bộ Duy Thức học (4 tập, tổng cộng 745 trang) xuất bản năm 1991.
Thứ tự ra đời của tác phẩm cũng đã nói lên được lý chân không diệu hữu của Bát Nhã, tính cách diệu hữu thể hiện trong cuộc sống, trong tâm thức của hành giả nhất là trong đại nguyện: “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”.
Ni trưởng và chư tôn đức Ni
Những ai may mắn được tham dự những buổi giảng kinh thuyết pháp của Sư trưởng mới thấy rõ năng lực lý giải của người, lời nói chững chạc, thông suốt mạch nguồn, mọi ngôn từ như trực tiếp từ tâm lưu xuất.
Bởi thế, trong các buổi họp đại hội Phật giáo, Sư trưởng phát biểu ý kiến với lập luận vững chãi, thế như chẻ tre khó ai bắt bẻ được, khiến chư Tăng phải nể vì.
Tấm gương đạo hạnh sáng ngời
Đạo Phật vốn là đạo thực hành, không phải lý thuyết suông. Những gì Ni trưởng khuyên nhắc chư Ni chính là những điều mà Người luôn thực hiện trong đời sống hàng ngàỵ
- Người nổi tiếng là giới luật nghiêm minh, là khuôn mẫu của oai nghi tế hạnh cho nên hàng đệ tử khi vào đảnh lễ hay có Phật sự chi cần thưa hỏi người, đều khép nép, e dè, tự xét mình có chi sơ sót?
- Tinh thần bình đẳng được thể hiện qua cách xử sự với mọi người, những ai thực tâm tu hành, không phân biệt Bắc,
Phật tử đến chùa, Ni trưởng không để ý giàu nghèo, sang hèn, chỉ tùy duyên khuyến tu và giáo hóa.
- Lòng từ bi vô bờ: Sư trưởng rất quan tâm đến sự đau khổ của những người kém may mắn. Các công tác từ thiện được đẩy mạnh với những lời kêu gọi thiết tha:
“Chúng ta cần phải bảo dưỡng, ủng hộ, giúp đỡ cho trẻ em cùng những người già yếu neo đơn kia có chỗ nương tựa, đặng hưởng chút ấm no của kiếp sống làm người, nhất là lúc yếu đau… ” (*)(*)
Lòng từ bi rộng lớn này, thuật ngữ Phật giáo gọi là đồng thể đại bi, được người dạy đệ tử với những lời chân thật đơn giản:
“Người yếu cũng như mình yếu. Người đói cũng như mình đói. Đem tâm nhìn người và nhìn ta xem như đồng một thân thể không khác” (*)
Chính có lần tôi được nghe người kể chuyện bệnh dịch tả xảy ra tại chùa Hội Sơn khoảng thời gian lâu xa về trước. Cả chùa ai cũng ngã bệnh, có một cô bị nặng quá đến mê man tưởng như sắp chết; người cũng đang bệnh nhưng quên mình, chú tâm lo săn sóc và điều trị cho sư đệ suốt đêm không ngủ. Đến hôm sau, cô ấy tỉnh lại, bệnh cũng thuyên giảm dần và có lẽ nhờ quên mình mà bệnh của người cũng hết luôn.
Hành Bồ Tát đạo là công việc trường kỳ, không hề gián đoạn
Ni trưởng thường khuyên đệ tử nên phát tâm Đại thừa, đừng chỉ lo tự tu tự độ. Muốn hành Bồ tát đạo, trước hết lập chí, lập nguyện và sau cùng lập hạnh. Lập chí hướng thượng cầu Phật đạo, lập nguyện độ sanh, lập hạnh là tu lục độ:
Ai biết trường thi tuyển Phật chăng?
Không thi năng lực thưởng văn bằng.
Chỉ thi tâm nguyện cho sâu rộng,
Độ tận quần sanh mới đậu thăng. ([10])
Suốt cuộc đời của Sư trưởng, Người chuyên tâm hành Bồ tát đạo, tu Bồ tát hạnh. Lục độ là tư lương của Bồ tát: Bố thì, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ.
Chân dung Ni trưởng
Không những chỉ lo tài thí trong các công tác từ thiện, Người chú trọng pháp thí: mở trường Phật học, thuyết pháp .v..v... Chỉ riêng về các tác phẩm trước tác, biên soạn, phiên dịch đã là to tát rồi huống chi lại còn cả ngàn bài đạo thi, thiền thi v.v…
Bên ngoài thể hiện nghiêm minh, bên trong là cả tấm lòng từ ái, Người thường ban vô úy thí cho những kẻ lỡ bước, những người hoạn nạn không nơi nương tựa.
Trì giới: được đề cao hàng đầu vì giới luật còn, đạo Phật còn. Từ đại giới tới những khinh giới, trong các kỳ bố tát, Sư trưởng thường chỉ dạy rất tường tận và luôn luôn nêu gương.
Nhẫn nhục: Đối với những thị phi, thương ghét, vinh nhục, khen chê là những đối đãi của con người phàm tục; Sư trưởng đã tu nhẫn nhục, vượt qua những phàm tình ấy để chu toàn các Phật sự:
Nghiêng tai đâu thiết lời thương ghét,
Ngoảnh mặt màng chi tiếng lợi danh.
Cũng có, cũng không cho hợp cảnh,
Rằng phi, rằng thị để xuôi gành. ([11])
Gương tinh tấn của người khó ai sánh được. Sư trưởng làm việc quên cả thời gian. Thị giả ban đêm đổi phiên mấy lần, người vẫn miệt mài đèn sách. Nhất là khi phải theo dõi việc xây cất chùa chiền, người quên cả việc ăn uống ngủ nghỉ. Chùa Hải Vân, Quan Âm Bảo Điện là hai công trình mà Sư trưởng đã lao tâm tổn sức nhiều nhất.
Thiền định: Sư trưởng không có thời gian tham thiền nhập thất nhưng sức định tâm của người rất sâu. Thị giả kể: “Thầy thường ngồi làm việc trên võng, tay cầm quyển sách, chúng em thay phiên nhau đọc lại bản dịch cho thầy dò. Thầy ngồi yên suốt buổi không hề xoay trở còn chúng em đổi thế ngồi đủ cách mà vẫn còn không chịu nổi.”
Nhưng sâu sắc hơn, người hành thiền định theo lý: Trong không tán loạn, ngoài không lay động, đối cảnh chẳng sanh tình nên lúc nào trông người cũng tự tại an nhiên.
Trí huệ Bát Nhã: Vốn tâm đắc và thâm nhập Bát Nhã, có thể nói Sư trưởng gồm đủ Văn huệ, Tư huệ và Tu huệ nên có biệt tài thuyết pháp và quyết định mọi sự rất sáng suốt vì thế đã lãnh đạo Ni bộ và hướng dẫn Ni chúng vô cùng có hiệu quả.
Sư cô Thích nữ Như Nguyệt trình bày tham luận sáng nay 01-01-2010
Trong một bài tưởng Niệm Sư trưởng, Hòa thượng Thích Trí Quảng đã viết: “Thiết nghĩ những người làm nên việc lớn phải có quá trình tu nhiều kiếp, khi tái sanh tuy mang những hình tướng khác nhau nhưng đều là Bồ tát thị hiện trên cuộc đời làm những việc khó làm, để duy trì giềng mối Đạo pháp.” ([12])
Những hoài bão chưa thực hiện
Phát bồ-đề tâm, chí nguyện của hành giả rộng sâu như biển cả nhưng kiếp người thì hữu hạn, chưa quá trăm năm. Bởi thế, trong đời hành đạo của Sư trưởng, có những việc mà Người chưa thực hiện được:
- Thành lập một tòng lâm rộng lớn giúp cho Ni bộ có phương tiện tu học và sinh hoạt chung, trong một cảnh trí thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa thanh tịnh. Đất đai, người đã chọn triền núi Tao Phùng, cạnh chùa Hải Vân ở Vũng Tàu. Đây là vùng đất thuộc sở hữu của chùa, hiện được trồng cây tràm để giữ đất.
Tâm nguyện này, chính tay người đã khắc trên đá dòng chữ: “Đại Tòng Lâm Ni Bộ”. Bia đá vẫn còn đây, như một sự đợi chờ.
- Chánh điện chùa Hải Vân chưa kịp đại trùng tu vì khi làm lễ Lạc thành Quán Âm Bảo Điện thì tuổi người đã 81, sức khỏe từ từ suy yếu.
- Lại thêm khoảnh đất dự trù xây Cư Sĩ Lâm ở Vũng Tàu để giúp những cư sĩ quyết tu giải thoát có thể hội tập tại một nơi chuyên tu Tịnh độ, cũng chưa hoàn thành.
Tuy hoài bão lớn chưa thành nhưng hành Bồ tát đạo không phải là việc làm ngắn hạn của đôi ba kiếp người. Nhiều lần, Sư trưởng đã an ủi chúng tôi:
“Các con yên tâm. Thầy sẽ trở lại, trở lại để tiếp tục chí nguyện. Thầy sẽ hoằng dương Thiền tông, sẽ dựng lập đạo tràng, Thiền viện cho Tăng, Ni, tạo lập Cư Sĩ Lâm cho cư sĩ Phật tử, mở mang chánh pháp tối thượng, như thầy đã nêu trong quyển Hành Bồ Tát Đạo”.([13]) Tâm nguyện ấy quả thật phi thường và chắc chắn rằng Bồ tát luôn thừa nguyện tái lai. Mong thay !