Từ những trang kinh: Chưa từng khinh mạn là hy hữu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
GN - Một thời sau khi Phật nhập Niết-bàn không bao lâu, có một số đông Tỳ-kheo thượng tôn trưởng lão du hóa tại Bệ-xá-li, ở bên dòng sông Di Hầu, tại ngôi lầu cao.

Bấy giờ Trưởng giả Úc-già tổ chức đại bố thí như sau: Đãi ăn cho những khách từ phương xa đến, đãi ăn cho các hành khách, các bệnh nhân và các người nuôi bệnh; thường dọn cháo, thường dọn cơm, cung cấp cho người trông nom tăng viện; thường mời đại chúng gồm hai mươi vị Tỳ-kheo đến thọ thực, cứ mỗi năm ngày đều có mời chúng Tỳ-kheo đến ăn. Ông tổ chức đại bố thí như vậy. Trên biển lại còn có một chiếc tàu buồm lớn chở đầy hàng hóa trở về, giá trị đến trăm ngàn, vừa bị chìm mất.

Số đông Tỳ-kheo thượng tôn trưởng lão nghe Trưởng giả Úc-già tổ chức đại bố thí như thế rồi bàn luận với nhau rằng:

- Này chư Hiền, vị nào có thể đến nói với với Trưởng giả Úc-già rằng: ‘Này Trưởng giả, nên thôi, chớ bố thí nữa. Sau này Trưởng giả sẽ tự biết’?

- Bạch Tôn giả, con không phải chỉ có pháp này mà thôi. Lại nữa, bạch Tôn giả A-nan, khi con đến chúng viên, nếu trước hết mà gặp một vị Tỳ-kheo nào, con liền đảnh lễ. Nếu vị Tỳ-kheo ấy kinh hành, thì con cũng kinh hành. Nếu vị ấy ngồi, con cũng ngồi theo một bên, ngồi rồi nghe pháp. Vị Tôn giả ấy thuyết pháp cho con nghe; con cũng thuyết pháp cho vị Tôn giả ấy nghe. Vị Tôn giả ấy vấn sự con, con cũng vấn sự vị Tôn giả ấy. Vị Tôn giả ấy trả lời câu hỏi của con, con cũng trả lời vị Tôn giả ấy. Con nhớ chưa từng có lần nào con khinh mạn các vị Tỳ-kheo thượng tôn trưởng lão, trung hay hạ. Bạch Tôn giả A-nan, con có pháp ấy”.

Tôn giả A-nan khen rằng:

Này Trưởng giả, nếu có pháp ấy thì thật là kỳ diệu, thật là hy hữu.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Vị tằng hữu pháp, kinh Úc-già trưởng giả [II], số 39 [trích])

Pháp thoại này cho chúng ta biết thêm một công hạnh khác nữa của Trưởng giả Úc-già, đó là chưa từng có lần nào khởi lên ý tưởng khinh mạn các Tỳ-kheo. Từ những vị Tỳ-kheo trưởng lão (Hòa thượng), đến các vị bậc trung (Thượng tọa) cho đến các vị bậc hạ (Đại đức), tất cả đều được Trưởng giả Úc-già một lòng tôn kính. Hạnh nguyện này của Trưởng giả được Tôn giả A-nan tán thán là kỳ diệu, hy hữu.

Sở dĩ hạnh nguyện tôn kính này được gọi là hy hữu vì trong các vị hộ độ chúng Tăng, hộ trì Tam bảo, giúp đỡ mọi người thì mỗi người mang một tâm nguyện khác nhau. Nếu người thực sự hiểu đạo, có chánh kiến, thường bố thí với tuệ thì thấy rất rõ rằng chính tâm và hạnh bố thí (cúng dường) trong sạch sẽ mang lại phước quả tốt đẹp. Tác ý thiện và dấn thân phụng sự chính là cách tích phước cho mình chứ không đơn thuần là giúp đỡ kẻ khác, do vậy không thấy mình là người cho và kia là người nhận.

Dĩ nhiên trong những người thọ thí vẫn còn người xuất gia giới hạnh chưa tròn hoặc người thế tục có khiếm khuyết đạo đức. Nhưng điều này lại thuộc một lãnh vực khác, có cách xử lý riêng của từng hội chúng, người bố thí không vì thế mà khởi lên lòng khinh mạn, xem thường và thối thất tâm thí xả. Trưởng già Úc-già đã làm được điều này. Gặp các vị Tỳ-kheo ông đều kính trọng, đảnh lễ, luận đạo, nghe pháp. Còn việc giáo giới, cử tội hay xử phạt các vị Tỳ-kheo nào khiếm khuyết về oai nghi hay giới hạnh là trách nhiệm của chúng Tăng.

Nhờ sự tư duy chân chính, ứng xử hợp đạo mà Trưởng giả Úc-già giữ vững tâm tôn kính, kiên định với lập trường bố thí (cúng dường) và đặc biệt nhất là chuyển hóa tâm khinh mạn. Đây là việc khó làm, nên ai làm được điều này thật là kỳ diệu và hy hữu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.