Lễ hội Lồng đèn là lễ hội được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch theo lịch Trung Quốc. Vì vậy, nó còn được gọi là Lễ hội Tiết Nguyên Tiêu, hay Tiết Thượng Nguyên. Nhật Bản thì gọi là Tiểu Chính Nguyệt (Koshōgatsu); còn Việt
Lễ hội Lồng đèn thì khác hẳn với Tết Trung Thu, vốn thỉnh thoảng cũng được biết đến là Lễ hội Lồng đèn tại các nước như:
Trong suốt Lễ hội Lồng đèn, mọi người, nhất là các trẻ em đi ra đường cầm các lồng đèn giấy và trả lời các câu đố trên các lồng đèn. Các cô gái đã ở trong nhà thì được đi kèm với các cô gái khác ra ngoài đường với hy vọng tìm kiếm tình yêu.
Theo giáo sư Wu Bing'an, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trung Quốc, 17 nhóm dân tộc, bao gồm: Hán, Mông Cổ, Triều Tiên, Tây Tạng v.v có truyền thống tổ chức lễ hội lồng đèn. Lễ hội Lồng đèn đã được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc năm 2008.
Ngày xưa, các lồng đèn khá đơn giản, vì chỉ có hoàng đế, và các vương công quý tộc mới trang trí cầu kỳ, lộng lẫy. Ngày nay, các lồng đèn đã được trang trí với nhiều kiểu mẫu phức tạp. Chẳng hạn như các lồng đèn bây giờ thường được tạo mẫu có hình dáng các con vật: trâu, chuột, rồng, rắn v.v…
Lễ hội Lồng đèn còn được biết đến như là Tiểu Tân Niên vì nó trịnh trọng tuyên bố bế mạc hàng loạt các lễ hội bắt đầu từ lúc giao thừa đón Tết Nguyên Đán.