Gần đây, Pháp sư Hoài Phạm - Phương trượng chùa Thiên Môn Sơn, thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam tuyên bố: Xá Lợi nhục thân Đại Sư Hi Thiên - vị tổ thứ 7 Thiền tông TQ, sau gần 100 năm vân du tại Nhật Bản, đến năm 2011, sẽ được cung tống về Trung Quốc, và phụng thờ tại chùa Thiên Môn Sơn - Hồ Nam.
Xá Lợi nhục thân Đại sư Hi Thiên đang phụng thờ tại chùa Tổng Trì - Nhật Bản
Đại sư Hi Thiên (700-790 CN), là Thiền sư nổi tiếng đời Đường, người quận Cao Yếu, Đoan Châu, tỉnh Quảng Đông TQ. Sư họ Trần, sanh năm thứ III Võ Châu Thánh Lịch (700 CN). Thuở nhỏ không giống như những đức trẻ khác, khi trưởng thành bản tính Sư tuy rất quật cường, nhưng không hề gây sự với mọi người. Nhân dân thời đó, phần đông đều mê tín dị đoan, thôn trang nơi Sư sinh sống cũng không ngoại lệ. Dân trong làng thường dùng trâu bò rượu thịt làm vật tế phẩm cúng kiến quỷ thần, Sư không tin tà ma quỉ mị, trong lòng rất nhàm ghét. Khi cúng tế thường đoạt trâu bò, phá hủy miếu từ, việc làm này không tránh khỏi đắc tội với dân làng.
Sư nghe nói Thiền sư Đại Giám (Lục Tổ Huệ Năng) đang giảng dạy pháp Thiền tại Tào Khê, liền đến đó xin xuất gia. Lục Tổ vừa nhìn thấy Sư, nắm tay nói: "Đệ tử ta, đương nhiên phải là người như ngươi". Lúc Sư làm Sa di ở Tào Khê, từng trải qua "Linh cơ một khi phát khởi, quang đãng giống như trời chưa mưa". Đây là cảnh giới khai ngộ của người tu Thiền.
Năm thứ XVI niên hiệu Khai Nguyên Đường Huyền Tông (728 CN), Sư Hi Thiên đến núi La Phù thọ giới. Sau khi trở về Tào Khê, không bao lâu Lục Tổ Huệ Năng viên tịch, tuân lời di mạng, Sư đến tham lễ Thiền sư Hành Tư (đệ tử của Lục Tổ), núi Thanh Nguyên, Kiết Châu (nay là Kiết An, tỉnh Giang Tây). Cuộc đối thoại khi sơ kiến như sau:
- Thiền sư Hành Tư: "Từ đâu đến ?"
- Sư đáp: "Từ Tào Khê đến".
- Thiền sư Hành Tư: "Từ Tào Khê mang vật gì đến ?"
- Sư trả lời: " Chưa đến Tào Khê cũng chưa từng mất vật gì"
- Thiền sư Hành Tư: "Vậy tại sao đi Tào Khê ?"
- Sư: "Không đến Tào Khê, tại sao biết không mất ! "
Sau khi trải qua một hỏi một đáp, Thiền sư Hành Tư biết Sư là người có căn khí, liền thở dài: "Sừng tuy nhiều, nhưng chỉ một con kì lân là đủ". Đây là lời khen ngợi căn khí của Hi Thiên. Trong thời gian y chỉ Thiền sư Hành Tư, Sư đã đạt được rất nhiều lợi ích. Về sau Sư có đến tham lễ Thiền sư Hoài Nhượng (cũng là đệ tử Lục Tổ), nhưng không bao lâu lại trở về Thanh Nguyên. Thiền sư Hành Tư thấy căn khí Sư đã thành thục, liền phú pháp cho Sư.
Năm đầu Thiên Bảo Đường Huyền Tông (742), nhận lời mời sư về trụ trì chùa Nam Đài - Nam Nhạc, cùng với Mã Tổ Đạo Nhất được người đương thời gọi là "Lưỡng Đại Sĩ". Có câu: “Chí Hồng Tây giả tất tham Mã Tổ, nhập Hồ Nam giả tất phỏng Thạch Đầu” (đến Hồng Tây ắt phải tham kiến Mã Tổ, vào đất Hồ Nam cần phỏng vấn Thạch Đầu), cho nên mới hình thành câu nói "Tẩu giang hồ" của Thiền Tông. Môn hạ của Đại sư Hi Thiên là những bậc long tượng kiệt xuất, người sáng tông lập thuyết rất nhiều. Đệ tử nối pháp có 21 người, nhưng nổi tiếng nhất là Dược Sơn Duy Nghiễm, Thiên Hoàng Đạo Ngộ, Đan Hà Thiên Nhiên, Triều Châu Đại Điên... Trong Ngũ gia của Thiền Tông, thì có ba Tông Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn đều từ Thạch Đầu Hi Thiên mà ra, có thể thấy sức ảnh hưởng của Đại sư Hi Thiên rất lớn. Sư có trước tác "Tham Đồng Khế", "Thảo Am Ca…", đều là tinh túy của Thiền pháp, cũng là bài tụng dùng trong các thời khóa sớm tối của tông Tào Động Nhật Bản. Có thể thấy, giới Thiền học trong và ngoài nước, đều chịu ảnh hưởng tư tưởng Thiền học của Đại sư Hi Thiên một cách sâu xa. "Người học tập tu Thiền mà không biết Thạch Đầu Hi Thiên, thì đều là kẻ bàng môn".
Đại sư viên tịch vào năm thứ VI niên hiệu Trinh Nguyên Đường Đức Tông (790 CN), thượng thọ 91 tuổi. Trước khi viên tịch, sư uống thảo dược tẩy dục thân thể, cho nên nhục thân của sư đã hơn nghìn năm không hoại. Khoảng niên hiệu Trường Khánh Đường Mục Tông (821-824 CN), vua Đường Mục Tông ban thụy hiệu cho Sư là Đại sư Vô Tế.
Chùa Nam Đài - Hồ Nam
Nhục thân của Đại sư Hi Thiên sau khi viên tịch được phụng thờ tại chùa Nam Đài - TQ. Năm 1911, có một nha sĩ Yamazaki Biao người Nhật, dẫn đứa con trai đến du lịch và lễ Phật trong tỉnh Hồ Nam. Khi đi ngang qua chùa Nam Đài Nam Nhạc, thấy một số binh sĩ đang đốt phá cơ sở chùa chiền, sợ làm tổn hại đến nhục thân Đại sư Hi Thiên - Thất Tổ của Thiền tông đang phụng thờ trong chùa Nam Đài, để bảo lưu nhục thân của Đại sư Thạch Đầu Hi Thiên, ông Yamazaki Biao thương lượng cùng với các binh sĩ, cung thỉnh nhục thân Đại sư ra khỏi chùa Nam Đài, sau đó chuyển đến Nhật Bản. Năm 1916, ông Yamazaki Biao đem nhục thân Đại sư triển lãm tại Nhật Bản, việc này đã làm chấn động cả cộng đồng Phật giáo Nhật Bản. Năm 1930, ông Yamazaki xây dựng một ngôi chùa tại núi Thạch Đầu, thành phố Thanh Mai Nhật Bản để thờ phụng nhục thân Đại sư Hi Thiên. Sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai bộc phát, ngôi tự viện thờ nhục thân Sư tại núi Thạch Đầu bị đổi thành y viện chiến địa, nhục thân lại một phen được đem cất giấu. Ngày
Trong thời gian đó, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc cũng đã từng nhiều lần tổ chức đoàn đại biểu đến Nhật Bản, đàm phán nghinh thỉnh nhục thân Đại sư Hi Thiên về nước, nhưng vì nhiều nguyên nhân, cuối cùng không thành công. Ngày 3 đến ngày 9 tháng 6 năm 2010, Pháp sư Hoài Phạm, nguyên phó Phương trượng chùa Nam Đài, Nam Nhạc, kiêm Phương trượng chùa Thiên Môn Sơn - thành phố Trương Gia Giới, Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo tỉnh Hồ Nam, thành viên Thường vụ Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, cùng với đoàn 20 người tứ chúng đệ tử thuộc nhóm cư sĩ Vĩnh Thương Hòa Thái và nhóm cư sĩ Liên Tập Quần, dưới sự chỉ đạo của Pháp sư Đại Nhạc Chánh Thái - trụ trì chùa Tam Minh Nhật Bản, đồng đi tham quan và viếng thăm chùa Tổng Trì - Yokohama (thành phố lớn thứ
Cuộc thương lượng của chư Tăng giữa hai nước Trung và Nhật
Sau khi tham khảo ý kiến, đoàn đại biểu liền đến Nhật Bản. Các Pháp sư Đại Đạo Hoảng Tiên - Phương trượng (Tổng bộ Tông Tào Động NB) chùa Tổng Trì - Yokohama, NB; Pháp sư Hoành Sơn Mẫn Minh - Giám viện; Pháp sư Sơn Ngạn Hoằng Vân - Phó Giám viện; Pháp sư Tam Hương Mỹ Anh... đã đón tiếp phái đoàn của Pháp sư Hoài Phạm rất nhiệt tình. Sau cuộc thăm hỏi và đàm phán, cuối cùng các Pháp sư chùa Tổng Trì đã đồng ý, hứa sẽ cung tống nhục thân Đại sư Hi Thiên trở về Hồ Nam, TQ. Nhưng đến tháng 9/2011, là ngày kỷ niệm trùng tu chùa Tổng Trì và kỷ niệm 100 năm nhục thân Đại sư Hi Thiên đến Nhật Bản, cọng đồng tứ chúng đệ tử thuộc tông Tào Động của hai nước Phật giáo, hãy chờ đợi đến năm 2011, có thể nghinh thỉnh nhục thân Đại sư trở về cố quốc. Lời hứa này tuy chưa lập tức thực hiện, nhưng cứ coi như là một sự tiến triển tốt qua nhiều năm nghinh thỉnh mà không đạt được kết quả.
Quốc bảo nghìn năm đã lưu lạc xứ người gần 100 năm, cuối cùng cũng trở về cố hương, đây không những là một sự kiện lớn trong cộng đồng Phật giáo, mà còn là một sự kiện lớn đối với đất nước dân tộc Trung Hoa. Được biết vào tháng 9/2010, đoàn đại biểu chùa Tổng Trì - Nhật Bản sẽ đến Trung Quốc viếng thăm chùa Thiên Môn Sơn - Hồ Nam, lúc đó sẽ bàn bạc tỉ mỉ hơn về việc tiến hành cung tống nhục thân Đại sư Hi Thiên về Hồ Nam.