Rồi nhìn về phía ba, em chậm rãi tiếp: “Sau thương mẹ, là thương ba. Vì ba bị xe đụng mất nửa bàn chân, vẫn đi làm hồ để cho con đi học”. Nghe lời em nói, chú Cường và cô Hà, ba mẹ nuôi của bé Kim Ngọc đều không khỏi xúc động. Chú Cường cho biết: “Từ ngày ôm con bé đỏ hỏn 2 ngày tuổi ở bệnh viện về nuôi, hai vợ chồng thương như con ruột”.
Cô Hà tỉ mỉ chải tóc cho con, đầy tình cảm yêu thương |
Hai vợ chồng chú Cường và cô Hà đều đã ngoài 50, ai cũng mang trong mình những căn bệnh quái ác. Tuy nhiên, vì thương con và hết lòng vì con, cô chú vẫn cố gắng làm lụng trong khả năng có thể để chăm lo cho cuộc sống của bé Kim Ngọc.
Chi tiêu cho cá nhân thì dè dặt, vậy nhưng chỉ cần là thứ con cần, cô Hà và chú Cường đều không tiếc tiền để lo cho con. Cũng vì khó khăn, chỉ khi bệnh đau quá, không chịu nổi, cả hai mới uống thuốc. Cái cực và cái đau của ba mẹ, tuy còn nhỏ, bé Ngọc đều biết. Em luôn bên cạnh xoa bóp khi mẹ đau, biết cách làm cho mẹ bớt mệt. Em kể: “Lúc mẹ đạp xe chở con đi làm, mẹ đạp mệt. Con nói mẹ cố lên, sau này chân con dài con sẽ đạp xe chở lại mẹ và ba”.
CôHàtâm sự, nhờ những lời nói ngọt ngào của con, mà đường xa đã trởnênngắn lại, hai vợ chồng cô đi làm mệt nhưng nghĩ đến con thì bỗng vui. Ước mơ giản đơn của chú Cường, cô Hà chỉ “mong đủ sức khỏe nuôi con khôn lớn”. Còn bé Ngọc, ước mơ trước sau như một: “Học giỏi, để sau này nuôi mẹ, nuôi ba”.
Suy nghĩ, cách sống của gia đình chú Cường đã truyền đi thông điệp rất đẹp trong cuộc sống này, đó là “tình thương vốn có sức mạnh vô biên, kỳ diệu. Khi mình thương đứa trẻ thật lòng, thì đứa trẻ sẽ thương mình thật lòng, y như mình thương nó”.