Phần đế được xem như phần mộ, gồm trụ đế và đài, có chiều cao 0,8m, chu vi khoảng 9,91m; phần đài hoa dễ nhận dạng hơn, vì đó là cả một hoa sen cách điệu gồm 8 cánh, biểu trưng cho Bát Thánh đạo, mà cũng là biểu trưng cho 8 vị Thánh tử vì đạo.
Phần thân được xây theo hình khối lăng trụ gồm 4 mặt. Phần bên dưới được đúc hình vuông có cạnh 0,9m, tiến dần lên trên cạnh thu hẹp lại còn 0,77m và chiều cao của tháp là 1,28m. Mặt tiền tháp hướng ra ngã tư, được dùng làm bia ghi lạc khoản “Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật lịch 2507, ngày 8.5.1963” ở bên trên, “Giáo hội Thừa Thiên phụng lập” ở phía dưới và ở giữa ghi pháp danh và thế danh 8 vị Thánh tử đạo vào đêm mùng 8 tháng 5 năm 1963, tức đêm rằm tháng 4, PL. 2507:
Tâm Đồng – Đặng Văn Công. Tâm Thành – Dương Viết Đạt Tâm Thanh – Nguyễn Thị Yến Tâm Thông – Nguyễn Thị Phúc Tâm Hiển – Lê Thị Kim Anh Tâm Thuận – Trần Thị Phước Trị Tâm Chánh – Nguyễn Thị Ngọc Lan Tâm Tôn – Huyền Tôn Nữ Tuyết Hoà.Phía sau bia tháp là bài minh bằng chữ Hán được viết theo lối chân phương khắc sâu vào đá cẩm thạch, mà đã có lời dịch vô cùng thống thiết:
"Toàn thiện thay, Tám vị Thánh! Sanh là tuấn anh, chết thành Thánh linh. Sông Hương núi Ngự, rạng rỡ kết tinh. Chánh ngược triều Ngô thân dẫu gặp, Hồn mai nước Phật kiếp lai sanh. Thà cam nát thịt tan xương, giữ gìn Chánh pháp, Mặc kẻ báng Tăng huỷ Phật, họ phải hy sinh. Nhìn xưa rồi ngó lại nay, kẻ đại bi rồi mới là đại lực, Không sau mà chẳng có trước, Chỉ tranh đấu cho thấy uy danh.Phần đỉnh là một đài hoa được trang trí bằng hình lá sen ngược và 3 quả cầu chồng lên nhau biểu trưng cho Tam bảo Phật-Pháp-Tăng. Chiều cao của phần đỉnh ước chừng 1,5m. Phía trên cùng là bánh xe Pháp 12 nan được đúc bằng đồng, biểu thị cho 12 nhân duyên. Như vậy, tổng chiều cao của đài gồm 3 phần đế, thân và đỉnh vừa chẵn 6m.
Toàn cảnh buổi lễ đặt đá trùng tu sáng 28-11-2010
Non nửa thế kỷ trôi qua, thành phố Huế đã có nhiều thay đổi, ngôi nhà “Đài Phát thanh” nơi diễn ra biến cố đã bao lần thay ngôi đổi chủ và giờ đây cũng đã biến mất để tạo thành vườn hoa. Con đường Lê Lợi cũng đã bao lần được nâng cấp làm cho hiện trạng Đài Thánh tử đạo vốn đã rất “khiêm tốn” nay lại càng “khiêm tốn” hơn.
Trước đây, khi đường Lê Lợi chưa nâng cấp thì mặt bằng Đài Thánh tử đạo cao hơn mặt đường 2 đến 3 cấp, nhưng sau khi thành phố Huế cho nâng cấp mặt đường Lê Lợi thì mặt bằng Đài Thánh tử đạo đã bị thấp xuống gần ngang với mặt đường. Đồng thời khi vẽ đồ án Đài Thánh tử đạo, kỹ sư Ngô Nẫm cũng đã “dựa” vào tòa nhà của Đài Phát thanh để làm hậu cảnh, vì vậy chiều cao tổng thể của đài cũng tương ứng. Năm 2010, khi tỉnh Thừa Thiên Huế cho phá bỏ tòa nhà để trồng hoa làm công viên thì toàn bộ Đài Thánh tử đạo đã mất phần hậu cảnh và rất “nhỏ nhoi” so với cảnh quan thực.
HT. Thích Đức Phương và chư tôn đức niêm hương
Đài Thánh tử đạo lại tọa lạc tại vị trí ngã tư đường Lê Lợi-Hà Nội, ngay đầu múi Nam cầu Trường Tiền, với diện tích chỉ chưa đầy 150m2 mà hằng năm Ban Trị sự và các ban ngành cùng hàng ngàn Tăng, Ni Phật tử và du khách đến dâng hương, tưởng niệm rất ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Thấy được điều này, Ban Trị sự đã có văn bản đề nghị chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế cấp thêm đất và giấy phép để Ban Trị sự trùng tu cho hợp với nhu cầu. Và vào sáng 28-11-2010, dưới sự chứng minh của HT.Thích Đức Phương, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự THPG Thừa Thiên Huế cùng chư tôn đức trong Ban Trị sự và các ban ngành trực thuộc, các tổ đình, tự viện và đông đảo Phật tử, buổi lễ khai búa đặt đá trùng tu Đài Thánh tử đạo đã được long trọng cử hành trước sự chứng kiến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
HT. Thích Đức Phương khai búa trùng tu
HT. Thích Đức Phương đặt viên đá trùng tu
Hoa sen cách điệu phần bệ đài
Mặt trước phần thân đài ghi pháp danh và thế danh 8 vị Thánh
Mặt sau phần thân đài ghi bài minh
Phần đỉnh đài
Theo thiết kế, việc trùng tu sẽ không làm thay đổi đài cũ mà vẫn giữ nguyên thân đài, chỉ mở rộng khuôn viên và nâng cao bệ, di dời đài thụt lùi khoảng 1 đến 2 mét để tạo cảnh quan thích hợp cho toàn bộ ngôi đài và có không gian hành lễ thoáng rộng hơn.
Như vậy, gần nửa thế kỷ soi mình bên dòng Hương, Đài Thánh tử đạo luôn in hình trong tâm thức người Phật tử Việt