Thư mời và gợi ý chủ đề tham luận hội thảo "GHPGVN: Sự hình thành và phát triển"

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII - Ảnh: Bảo Toàn
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII - Ảnh: Bảo Toàn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM và Hội đồng Quản trị Viện nghiên cứu Phật học VN phổ biến thư mời viết bài tham luận cho hội thảo quốc gia: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước ”.

Hội thảo này dự kiến sẽ tổ chức tại Cơ sở II của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM trọn ngày thứ Năm, 4-11-2021.

Thư mời gửi đến quý Tôn đức Tăng, Ni và các nhà nghiên cứu nêu rõ: Tiếp cận từ góc độ lịch sử, tôn giáo, văn hoá học, xã hội học, hội thảo này làm rõ bối cảnh ra đời, vai trò và những đóng góp to lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa - xã hội và công cuộc bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam; quá trình nhập thế gắn với chủ trương “hộ quốc an dân” của GHPGVN; vai trò đối ngoại nhân dân của GHPGVN trong hội nhập quốc tế; GHPGVN trong việc bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, truyền thống đạo đức và đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam; GHPGVN với mục tiêu phát triển bền vững, hướng tới hùng cường của đất nước và các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.

Kế hoạch nhận bài và biên tập: Nhận tên bài viết, tóm tắt và đề cương (từ 24-3-2021 đến 24-4-2021); Nhận toàn văn (từ 25-4-2021 đến 14-7-2021; Biên tập và xuất bản (từ 15-7-2021 đến 15-9-2021).

Thư mời yêu cầu: (i) Sử dụng phong cách cước chú, (ii) Sách tham khảo ở cuối bài, (iii) Tóm tắt bài nghiên cứu trong 150 chữ, (iv) Đính kèm “vài nét về tác giả” trong 150 chữ.

Vui lòng gửi bài hoàn chỉnh (tối đa 15,000 từ) về: hoithaoGHPGVN@gmail.com

Liên lạc: TT.Giác Hoàng (ĐT: 0937103910), Thích Ngộ Trí Đức (ĐT: 0966837273)

Nội dung hội thảo được gợi ý, bao gồm:

I. Các phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20

1. Các phong trào thống nhất Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20: Tiến trình và bản chất

2. Phong trào thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam (6-9-1951)

3. Phong trào thành lập Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam (7-9-1952)

4. Phong trào thành lập Hội thống nhất Phật giáo Việt Nam (1954)

5. Phong trào thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (31-12-1963)

II. Các hệ phái hình thành GHPGVN: Lịch sử và đặc điểm

1. Bối cảnh thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7-11-1981)

2. Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam

3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất

4. Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam

5. Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam

6. Giáo hội Thiên thai giáo quán tông

7. Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam

8. Ban liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM

9. Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam Bộ

10. Hội Phật học Nam Việt.

11. Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Tính tất yếu lịch sử và đặc điểm

III. Cơ cấu tổ chức và quản trị của GHPGVN

1. Hiến chương của GHPGVN: Cấu trúc và vai trò

2. Các nội quy của GHPGVN: Cấu trúc và vai trò

3. Các văn bản hành chánh của GHPGVN

4. Hệ thống cơ quan hành chánh của GHPGVN

5. Quản lý hành chánh của GHPGVN

6. Phân cấp, phân quyền và cải cách hành chánh của GHPGVN

IV. Tính nhập thế: hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của GHPGVN

1. Vai trò và đóng góp của Phật giáo trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

2. GHPGVN đồng hành trong khối đại đoàn kết dân tộc và những đóng góp trong hòa giải dân tộc của GHPGVN

3. Truyền thống “Hộ Quốc, an Dân” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

4. Vai trò và hoạt động bảo vệ tổ quốc của GHPGVN

5. Hoạt động xây dựng và phát triển đất nước của GHPGVN

6. Đóng góp của Phật giáo trong phát triển đô thị Việt Nam

7. Đóng góp của Phật giáo trong phát triển nông thôn và phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở Việt Nam

8. Phật giáo với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

9. Bài học lịch sử về quá trình phát triển của các quốc gia trong khu vực nhìn trong mối quan hệ giữa Phật giáo với văn hóa và con người

V. Hệ thống giáo dục của GHPGVN

1. Các mô hình giáo dục Phật giáo tại Việt Nam thế kỷ 20

2. Hệ thống các trường tu thục Bồ-đề trước năm 1975

3. Giáo dục mầm non của Phật giáo tại Việt Nam

4. Giáo dục Sơ cấp Phật học tại Việt Nam

5. Giáo dục Trung cấp Phật học tại Việt Nam

6. Giáo dục Cao đẳng Phật học tại Việt Nam

7. Giáo dục đại học của Phật giáo tại Việt Nam

8. Chính sách đào tạo tăng tài của GHPGVN: Thuận lợi và thách thức

9. Phật giáo với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

VI. Hoạt động Phật sự an sinh xã hội của GHPGVN

1. Các nguyên lý căn bản của an sinh xã hội Phật giáo

2. Bản chất và chức năng của an sinh xã hội Phật giáo

3. Các loại hình an sinh xã hội của GHPGVN

4. Dịch vụ y tế cho cộng đồng của GHPGVN

5. Công khai, minh bạch trong hoạt động an sinh xã hội Phật giáo

6. Huy động và sử dụng nguồn lực đảm bảo an sinh xã hội của Phật giáo

7. GHPGVN hướng đến xây dựng hệ thống an sinh xã hội bền vững

VII. Bản sắc văn hóa của GHPGVN

1. Bản sắc văn hóa Việt Nam trong quan hệ với văn hóa Phật giáo

2. Văn hóa Phật giáo trong nhận thức của người Việt Nam

3. Văn hóa Phật giáo Việt Nam qua phong tục, tập quán và lễ hội

4. Văn hóa Phật giáo Việt Nam qua các loại hình nghệ thuật

5. Xu hướng phát triển của văn hóa Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21

6. Bản sắc văn hóa Việt Nam qua pháp phục của GHPGVN

7. Bản sắc văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ của GHPGVN

8. Phật giáo và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc

9. Phật giáo đồng hành cùng văn hóa - con người Việt Nam trên con đường phát triển của đất nước

10. Phật giáo và vai trò kiến tạo giá trị đạo đức trong phát triển bền vững ở Việt Nam

11. Phật giáo và vai trò xây dựng nền tảng đạo đức xã hội trong kinh doanh và phát triển kinh tế đất nước

12. Phật giáo và vai trò xây dựng hệ giá trị văn hóa - con người Việt Nam trong thế kỷ 21

13. Phật giáo với vai trò bảo vệ văn hóa dân tộc trước các trào lưu xâm nhâp của những dòng văn hóa ngoại sinh

VIII. Bản sắc nghi lễ của GHPGVN

1. Nghi lễ của Phật giáo Việt Nam: Lịch sử, bản chất và đặc điểm

2. Nghi thức tụng niệm thuần Việt: Tính tất yếu, bản chất và đặc điểm

3. Nghi thức tụng niệm của Phật giáo Bắc tông tại Việt Nam

4. Nghi thức tụng niệm của Phật giáo Nam tông tại Việt Nam

5. Nghi thức tụng niệm của các hệ phái Phật giáo tại Việt Nam

6. Bản sắc văn hóa Việt Nam quá các nghi thức tụng niệm của Phật giáo

7. Định hướng của GHPGVN trong thực hành nghi lễ theo chánh pháp

IX. GHPGVN: Hội nhập và phát triển

1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của GHPGVN

2. GHPGVN trong các tổ chức Phật giáo quốc tế

3. GHPGVN và chương trình đăng cai đại lễ Vesak LHQ tại Việt Nam

4. GHPGVN và Hội nghị Phật giáo châu Á vì hòa bình (ABCP)

5. Bản sắc văn hóa Việt Nam trong hội nhập toàn cầu của GHPGVN

6. GHPGVN và vai trò kết nối vùng/miền

7. GHPGVN và vai trò kết nối khu vực/quốc tế

8. Hội nhập quốc tế của Việt Nam qua các chương trình ngoại giao Phật giáo và đối thoại tôn giáo của GHPGVN

9. Thực trạng và giải pháp nâng cao vai trò của GHPGVN trong sự phát triển bền vững của đất nước

X. GHPGVN và chính sách bảo vệ môi trường

1. Chủ trương, chính sách về môi trường của Việt Nam và GHPGVN

2. Các hoạt động bảo vệ môi trường của GHPGVN: Phương pháp và thành tựu

3. Vai trò của GHPGVN đối với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam

4. GHPGVN trong phát triển bền vững về môi trường và không gian sinh tồn tại Việt Nam

5. GHPGVN trong giáo dục con người về môi trường sinh thái

6. GHPGVN trong phát triển không gian xanh và nông nghiệp sạch

7. GHPGVN trong hoạt động cân bằng hệ sinh thái

Thư mời do Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM ký phổ biến ngày 24-3.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.