Hiện đã có không có tuyên bố chính thức về nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông, nhưng Jobs đã có một trận chiến dài với bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.
Steve Jobs đã từng có nhân duyên với Ấn Độ. Chi tiết về chuyến đi của ông rất ít được biết đến và không được rõ ràng đối với công chúng, nhưng những gì mà Jobs từng kể đã cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc vào những gì ông cảm nhận về sự giác ngộ và tâm linh.
Mối lương duyên với Ấn Độ xảy ra khi ông bỏ học giữa chừng vào khoảng những năm 1970.
Jobs trôi nổi trên đất Ấn vào giữa những năm 70 trong sự tìm kiếm một hướng dẫn tinh thần trước khi sáng lập ra Apple. Người ta cho rằng ông đã đề nghị đặt tên này với người bạn của mình và cũng là người đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak, sau một chuyến thăm đến một cộng đồng ở Oregon mà ông gọi đó là một "vườn táo".
Chàng thanh niên 18 tuổi Jobs đã đến Ấn Độ với một tư duy lập dị cùng với một người bạn, Dan Kottke, sau khi rời bỏ Reed, một trường học nhân văn tư nhân ở Portland, Oregon. Là một sinh viên triết học quan tâm nhiều đến tôn giáo, Jobs đã bỏ học chỉ sau một học kỳ do xuất thân từ tầng lớp trung lưu nên đã tạo ra nhiều rắc rối trong một trường học dành cho giới giàu có.
Trong những ngày đầu tiên, ông kiếm sống bằng việc giao lại các chai coca-cola (nhiều người nói rằng ý định chính của ông là để tiết kiệm tiền cho chuyến đi tới Ấn Độ) và đến nhận một bữa ăn miễn phí hàng tuần tại một ngôi đền Hare Krishna ở địa phương.
Jobs từng nói: "Tôi không có phòng ký túc xá, vì vậy tôi ngủ trên sàn nhà trong phòng của bạn bè, tôi đã giao lại các chai coca-cola để lấy khoản tiền gửi 5 xu để mua thực phẩm và tôi đã đi bộ bảy dặm đến thị trấn mỗi tối chủ nhật để xin một bữa ăn mỗi tuần một lần tại ngôi đền Hare Krishna. Tôi thích thế".
Ông đã sớm đến với Phật giáo sau khi đến Ấn Độ. Ông cạo đầu, mặc quần áo Ấn Độ và thường thử nghiệm các chất gây ảo giác.
Tuy nhiên, ông đã đến gặp đạo sư Neem Karori Baba, một tín đồ Hanuman, người đã có một số tín đồ người Mỹ vào những năm 1970 - đã chết trước khi Jobs và người bạn Kottke biến nơi đây thành tu viện khổ hạnh cho ông.
Sau khi trở về từ Ấn Độ, ông đã thuật lại một câu chuyện về một cái giác ngộ khác của ông. Jobs đã trích dẫn: "Chúng ta sẽ không tìm thấy một nơi mà chúng ta có thể đi đến để được giác ngộ trong một tháng. Đó là một trong những lần đầu tiên tôi bắt đầu nhận ra rằng có lẻ Thomas Edison đã làm rất nhiều để cải thiện thế giới này hơn cả Karl Marx và Neem Kairolie Baba cùng hợp sức lại với nhau".
Câu chuyện của Tập đoàn Apple và câu chuyện làm giàu từ giẻ rách của ông đã đủ vững chãi để kể tiếp câu chuyện đằng sau sự thành công lớn này, một chiến thắng từ nơi không ngoảnh lại. Và cũng đã không ngoảnh lại nhìn vào Ấn Độ. Khi toàn bộ ngành công nghiệp CNTT - từ IBM cho đến HP đều quan tâm đầu tư ở Thung Lũng Silicon của Ấn Độ, thì Jobs đã không quan tâm nhiều đến việc thâm nhập vào đất nước này.
Ngoài mối quan tâm lớn về Phật giáo, Jobs đã không có góc mềm nào dành cho Ấn Độ. Có thể ông đã thất vọng bởi sự nghèo đói và hỗn loạn mà ông đã chứng kiến ở đây. Ông đã trở lại Mỹ và thành lập công ty mà ông muốn. Có lẽ ông đã tìm thấy sự giác ngộ thực sự của riêng ông trong các sản phẩm mà ông đam mê.
Con người sẽ chết nhưng tên tuổi thì bất tử. Steve Jobs vẫn luôn truyền cảm hứng cho hàng ngàn người khao khát muốn thực hiện một cuộc sống bất chấp và đầy kỳ vọng.