Trong 78 số Viên Âm xuất bản từ năm 1935 đến năm 1945, có 19 bài của 10 cây bút nữ là Sa di ni và Tỷ khiêu ni. Dưới đây chúng tôi chỉ giới thiệu 3 cây bút tiêu biểu, đại diện cho giới Ni lưu ba miền.
Tỷ khiêu ni Huệ Tâm
Ni sư Huệ Tâm là tác giả đầu tiên xuất hiện trên tờ Viên Âm số 13, ra tháng 1+2 năm 1935 ở mục Diễn đàn, bài "Chúng ta phải nên tín ngưỡng Phật pháp, tín ngưỡng Phật pháp không phải là mê tín" dài tới 14 trang. Đây là bài Ni sư giảng tại Chi hội Phật giáo chùa Đồng Quang, Hà Đông (nay là chùa Nam Đồng, phố Tây Sơn, Hà Nội) đã đăng trên báo Đông Pháp số 2966, ra ngày 17,18 tháng 6 năm 1935. Trong bài viết, Ni sư chỉ rõ khoa học dẫu có lợi ích cho đời về đường thực tế chăng nữa, nó cũng chỉ là một sự tiến hóa tương đối riêng về mặt vật chất mà thôi, chứ về mặt tinh thần thì chưa thấy bổ ích gì. Sự tiến hóa đó không có ý nghĩa gì sâu xa để bổ cứu cho nhân tâm thế đạo, không chữa được tham, sân, si… ba cái độc dẫn tới vọng tâm, làm cho người ta cứ mê đường lạc lối mãi. Văn minh vật chất càng tiến lên thì lòng thị dục của người đời lại càng sinh nhiều ra, sự khốc hại lại tăng thêm lên bội phần. Như thế, khoa học cứu sao được sự khổ của đời. Khoa học đã không phải là diệu dược cứu đời, thì chi bằng ta theo Phật pháp mà nương tựa dưới bóng Bồ đề, Phật pháp cứu cánh là trí tuệ, là giải thoát, là từ bi bác ái. Và, bà khuyên mọi người nên “tín ngưỡng Phật pháp, đừng vội chê Phật pháp là dị đoan. Người mê tín dị đoan thì chưa phải là tín đồ nhà Phật”. “Tôi rất muốn cho các ông các bà đi lại chùa chiền. Nhưng tôi mong các ông các bà lấy cái lòng sáng suốt mà thờ Phật chứ đừng lấy cái bóng mờ tối mà thờ Phật, và đừng lấy cái tư tâm tư dục mà hiểu đạo Phật”. Bà cầu mong: sao cho mọi người được cùng nhau chung hưởng cái hạnh phúc tự do bình đẳng, cùng dắt tay nhau lên nhà Phật học, để mong ngày kia thoát khỏi cái cuộc biến đổi vô thường.
Trong bài "Ý kiến phụ nữ đối với Phật học ở xứ ta", số 17, ra tháng 9+10 năm 1935, Tỷ khiêu ni Huệ Tâm chỉ rõ: hiện nay phong trào chấn hưng Phật học đã sôi nổi lan khắp ba kỳ. Nhiều Hội Phật học được thành lập nhằm hai mục đích cốt yếu là chỉnh đốn Tăng già và Hoằng dương Chánh pháp. Bà trông mong những vị chủ trương các Hội dầu là Tăng sĩ hay cư sĩ, hãy gắng sức thực hành Phật pháp để làm gương cho đời, ném phứt bả lợi danh, xé tan màn vật chất, để cho ai nấy trông vào đều sinh lòng tín ngưỡng. Vậy mới gọi là Phật pháp đống lương, Thuyền lâm long tượng. Theo bà, cái cốt yếu cần phải làm trước để cho thiên hạ trông vào là các Hội cần phải thực hành chủ nghĩa Lục hòa, hợp nhất cùng nhau để chung lo Phật sự. Bà đề xướng các Hội Phật học hợp nhất để bàn luận cùng nhau giải quyết những vấn đề trọng yếu, nhất là bốn việc sau:
- Giảng biệt Phật pháp và ngoại đạo.
- Định rõ giới tướng và phẩm cách của các bậc xuất gia.
- Định rõ giới tướng và bổn phận của các bậc tại gia.
- Kiểm sát những cơ quan tuyên truyền Phật giáo.
Muốn hợp nhất thì các Hội Phật học và các sơn môn trong ba kỳ đều ủy đại biểu hội họp cùng nhau trong một Đại tùng lâm, hoặc ba năm một lần, hoặc một năm một lần để cùng nhau bàn định và thảo luận chương trình hoằng pháp của mối xứ để cho thích hợp với trình độ dân chúng..
Có thể nói, Tỷ khiêu ni Huệ Tâm là người đầu tiên trong Ni giới đề xướng vấn đề Thống nhất Phật giáo Việt
Báo chí không cho biết quê quán cũng như nơi tu hành cụ thể của Ni sư Huệ Tâm. Chỉ thông tin bà người ở Bắc kỳ, đi tu từ năm 1926, đã từng viết nhiều bài đăng trên các báo Đông Pháp, Trung Bắc Tân Văn kêu gọi chấn hưng Phật giáo, hợp nhất các Hội Phật học ở ba miền v.v…bà được báo chí đánh giá: “Bắc kỳ có Ni sư Thích nữ (2) Huệ Tâm. Qua Ni sư Huệ Tâm, người được xem là một chân tài xuất sắc nhất thời bấy giờ, Ni giới đã được lưu tâm và luôn là kỳ vọng của chư tôn đức lãnh đạo phong trào chấn hưng Phật giáo thời bấy giờ. Như Ni chúng đã được phôi thai ở xứ Bắc, điều đó nói lên tinh thần hợp nhất là một tất yếu, một khi kiến thức được mở mang không phân biệt tông phái, địa phương. Hơn nữa, sở dĩ Ni chúng sớm có được một Huệ Tâm như thế là vì Luật Tỳ Kheo Ni đã có mặt ở đất Bắc, trước Trung và
Sa di ni Diệu Phước
Sa di ni Diệu Phước, người tỉnh Bạc Liêu -
Trong bài "Phụ nữ với Phật pháp", đăng trên số 17, tác giả nhận định: ngọn gió văn minh phương Tây thổi qua Việt
Trong bài "Một bức thơ dài xin hỏi ý kiến chị em nữ lưu", số 17, ký tên Thích nữ, tác giả trình bày nguyện vọng của mình: “chúng tôi ước sao chị em nữ lưu học Phật bỏ hẳn cái tính phân rẽ, khác thầy khác tổ, riêng chùa riêng am là một tập quán đê hèn của Tăng già lâu nay, mà từ đây cả 3 kỳ và mỗi tỉnh đều được có chùa Ni lưu; và mong cầu tất cả chị em Ni lưu biết yêu thương nhau, biết kết đoàn thì liên lạc, chung hiệp ý kiến, đồng tuân theo một quy điều, tổ chức được một Giáo hội nữ lưu đặc biệt, cùng nhau tham cứu kinh điển, nghiêm tịnh giới luật đặng duy trì Phật pháp trong thời kỳ pháp nhược ma cường này, thế mới mỹ mãn cái hy vọng của chúng tôi? Và bà kêu gọi: Cái ý kiến lập đoàn thể liên lạc đó chị em học Phật có vui lòng biểu đồng tình không?
Ở bài thứ 3, "Phật giáo không mâu thuẫn đối với cục diện ngày nay", số 18, ra tháng 11+12 năm 1935, tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng khẳng định: “Phật pháp rất cao thượng vì đã làm cho mọi người được trí tuệ sáng suốt, tinh thần hùng dũng, đã làm cho xã hội được văn minh thái bình cực điểm”. Bà cho rằng Phật giáo hợp thời, thích nghi với hoàn cảnh xã hội ngày nay và khuyên: “nếu hợp thì chị em hãy tiến lên và quy theo Phật giáo”.
Một phụ nữ mới đi tu, quê tận Bạc Liêu, Nam kỳ mà có những kiến giải về Phật học như trên đủ thấy được căn bản Phật học cũng như tâm huyết của Sa di ni Diệu Phước đối với sự phát triển của Phật giáo nước nhà.
Ni trưởng Diệu Không
Ni trưởng Diệu Không thế danh Hồ Thị Hạnh, quê ở Huế, sinh năm 1905, là con gái út quan Đông các Đại học sĩ Hồ Đắc Trung và cụ bà Châu Thị Lương thuộc gia đình có truyền thống nhiều đời kính tín Tam bảo. Xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc, lại thông minh luôn cầu tiến, nên kiến thức của bà khá uyên bác và có một căn bản Pháp văn và Hán văn.
Năm 1932, bà quy y với Hòa thượng Tâm Huyền tại chùa Báo Quốc với pháp danh là Trừng Hảo. Sau khi bổn sư viên tịch, bà xin cầu pháp với HT.Giác Tiên tại chùa Trúc Lâm, Huế và được Ngài truyền Thập giới với pháp tự là Diệu Không, sau đó lại được thọ giáo các bậc cao Tăng như Hòa thượng Thập Tháp, Hòa thượng Giác Nhiên. Năm 1944, bà thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Thuyền Tôn do Hòa thượng Giác Nhiên làm Đàn đầu.
Bà đã tiến hành nhiều Phật sự như: năm 1939, hợp tác với Ni trưởng Diệu Tịnh mở trường Gia giáo tại chùa Tam Hòa, Sa Đéc; năm 1941, cộng tác với Thượng tọa Trí Hải, Tố Liên mở trường Ni học Bồ Đề Gia Lâm, Hà Nội v.v...
Ni trưởng Diệu Không là cây bút nữ viết nhiều bài nhất trên tạp chí Viên Âm.
Trong bài thơ "Khuyên người học đạo", số 14, ra tháng 3 và 4-1935, Diệu Không nữ sĩ khuyên nhủ: Xin ai ai hãy gắng tu trì/ Mới rõ đạo từ bi vô thượng/ Vin sáu chữ Di Đà niệm tưởng/ Cùng trì kính chiêm ngưỡng bái Như Lai/ Cầu sao cho thanh tịnh suốt ngày/ Lòng chẳng vướng mảy may bụi trần lụy.
Ở các bài: "Chị em thanh niên có nên học Phật không?" (số 15, ra tháng 5 + 6-1935); "Thế nào là học Phật", (số 16, ra tháng 7+8/1935) và "Câu chuyện phụ nữ", (số 21, ra tháng 5 và 6-1936), tác giả chỉ rõ hiện trạng phụ nữ Việt Nam lúc đó: 1. Theo lối cũ tức lễ giáo Khổng Mạnh thì chị em phải khép vào những khuôn chật hẹp của Tam tòng Tứ đức. 2. Theo lối mới tức Âu hóa thì chị em lại phải làm nô lệ theo con mắt của phái nam tử. Muốn được tự do và chiếm một địa vị trọng yếu trong xã hội thì phải tham học đạo lý, trau giồi đức tính để chiếm địa vị sư phó về mặt đạo đức. Bà khuyên chị em thanh niên nên học Phật pháp vì Phật pháp là một nền đạo lý sâu xa thâm thúy ở cõi Á Đông, học Phật thực sự có lợi ích cho đời, có lợi ích cho sự văn minh tiến hóa, đã được dân tộc ta sùng bái hơn mấy muôn đời.
Bà chỉ rõ Phật pháp là những phương pháp soi xét tâm lý, còn học Phật là học cho biết tâm lý của chúng ta.
Học Phật cốt để biết rõ tự tâm để sống một cuộc sống hoàn toàn, làm việc cho đời, giúp ích cho đời, chính ở giữa trần gian mà tự tại giải thoát, chính ở giữa phồn hoa mà yên bình trong sạch, chứ nào phải tìm những cõi u nhân tịch diệt mà ẩn núp đâu.
Trong bài "Xuất gia và tại gia", số 17 và Tu để làm gì? số 18, ra năm 1935, bà phân biệt rõ ràng thế nào là xuất gia và thế nào là tại gia với một cái nhìn đúng đắn dựa theo giới luật nhà Phật. Bà yêu cầu người tu theo Phật phải hiểu nghĩa chữ Tu là sửa soạn, trau giồi bản thân mình cho hơn trước. Theo bà, có hai lối tu: 1. Lối tu những sự vật vô thường, gồm: Tu về hình thức và Tu về tinh thần. Lối tu này không có hiệu quả lâu dài và chắc chắn . 2. Lối tu theo thể thường còn chẳng mất. Thể này chính là cái thường trụ chân tâm. Tu là để dứt trừ các thứ mê lầm, nhận giả làm chân. Bà xác định tu cốt yếu: 1. Để sửa sang lại tâm trí, bỏ tất cả các thứ mê lầm; 2. Để sống một cuộc sống hoàn toàn sáng suốt; 3. Để mở rộng lòng từ bi, cứu độ chúng sinh thoát nơi bể khổ. Diệu Không nữ sĩ kêu gọi: Phải đem Phật pháp xoay trời lại/ Chớ để ma quân khuấy nước chơi/ Dầu ít dầu nhiều ta hãy gắng/ Hỡi ai Thích tử kẻ thương đời.
Bài "Mê tín và Chánh tín" đăng trên hai số liên tiếp, 27 và 28 ra tháng 8 và 9 năm 1936, với kiến thức khá uyên bác, tác giả bàn khá kỹ về chánh tín và mê tín trong các thuyết:1. Đa thần; 2. Nhất thần; 3. Nhất nhân; 4. Số mệnh. Ví dụ, bàn về thuyết số mệnh, tác giả viết: “Tin thuyết số mệnh mà chỉ biết tìm thầy coi số để rõ số mệnh tốt xấu, lúc rủi lúc may làm tăng trưởng lòng kiêu mạn khi được ngày giờ tốt, làm tăng trưởng lòng e sợ khi gặp hạn xấu thì gọi là mê tín. Trái lại, nếu tin nơi nghiệp nhân, số mệnh mình an phận tri túc, làm các việc lành để hưởng quả phúc về sau thì gọi là chánh tín”. Bà chỉ rõ: “… chị em ai là người chưa phải là đệ tử Phật nên bình tâm suy nghiệm cho chín chắn rõ ràng. Dù ở vào địa vị tôn giáo nào cũng nên chuyên tâm nghiên cứu cho rõ ràng sự tin tưởng, chỗ lợi hại của mình mà làm theo, thời dù chị em không lên chùa lạy Phật mà chị em cũng là Phật tử tại tâm, và dù ở địa vị nào chị em cũng có thể thực hành theo Chánh lý của Phật vậy”.
Có thể nói, mỗi bài viết của Ni trưởng Diệu Không là một nỗi niềm thao thức và tâm huyết đối với nữ lưu trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo. Nó có sức lan tỏa và hấp dẫn chị em phụ nữ trên bước đường học Phật, bởi tác giả là một vị chân tu từng được hấp thụ một nền giáo dục dung hòa cả hai truyền thống Đông Tây và khá tinh thông Phật học.
Nhìn chung, những bài viết của các cây bút nữ trên Viên Âm đã thức tỉnh chị em nữ lưu lâu nay vốn bị trói buộc trong lễ giáo Khổng Mạnh, hoặc bị sa sút đạo đức bởi lối sống Âu hóa vươn lên làm chủ cuộc sống, bằng cách nghiên cứu, tu học theo Phật pháp. Đạo Phật luôn tôn trọng sự bình đẳng giữa các giới. Phụ nữ muốn bình đẳng với nam giới thì phải nỗ lực gột bỏ những thói xấu cố hữu và trau giồi những đức tính, khả năng của họ để tạo nên sự bình đẳng ấy, phải tự giải phóng mình chứ không phải ngồi một chỗ kêu gào người khác đem đến cho họ, nếu không tất cả chỉ là lý thuyết.