Những thực phẩm nguy hiểm cho sức khỏe khi hâm lại

GNO - Thức ăn còn lại của bữa ăn tối có thể được hâm nóng cho bữa ăn trưa ngày hôm sau. Tuy nhiên, một số món ăn nếu để qua đêm rồi hâm nóng lại ăn có thể nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.

Bạn cần lưu ý khi hâm nóng các món ăn sau đây:

1. Trứng


Hầu hết trứng luôn có chứa salmonella. Phương pháp chế biến trứng phổ biến là làm chín trứng với sức nóng nhẹ trong thời gian ngắn nên không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn này.

Nếu chúng ta để trứng đã chế biến này ở nhiệt độ phòng trong thời gian ngắn hay dài cũng đều làm số vi khuẩn này nhân lên và nguy hiểm hơn.

ham nong.jpg

Một số món ăn sẽ gây ngộ độc cho bạn khi hâm nóng và dùng lại - Ảnh internet

2. Củ dền
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nitric oxide trong củ dền có thể thúc đẩy việc rèn luyện cơ thể, điều hòa huyết áp cơ thể. Tuy nhiên, các hợp chất này lại phản ứng xấu với nhiệt độ.

Khi được nấu chín, các thực phẩm giàu nitrate nếu không được làm nguội đúng cách và khi hâm nóng lại ở nhiệt độ cao thì các nitrate này có thể chuyển thành nitrite và sau đó là chất gây ung thư nitrosamine.

Do đó, thường xuyên ăn các món củ dền (các thực phẩm thân rễ giàu nitrate) được hâm nóng lại có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

3. Khoai tây


Khoai tây dù cần được nấu chín ở nhiệt độ cao hơn trứng nhưng cũng không tốt cho sức khỏe nếu để ở nhiệt độ bình thường trong thời gian dài. Điều này làm thúc đẩy sự phát triển của clostridium botulinum - loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.

Đặc biệt, món khoai tây gói giấy bạc nướng với môi trường oxy thấp, lý tưởng cho vi khuẩn. Thay vào đó, bạn nên nướng chín khoai tây bằng lò vi sóng.

4. Cải bó xôi


Cũng giống như củ dền, cải bó xôi cũng chứa nhiều nitrate và thường được nấu chín. Để tránh việc nitrate trong lá xanh biến chất thành chất gây ung thư nitrosamine, bạn có thể ăn sống loại rau này hay chỉ nấu sơ.

Bạn cũng nên lưu ý, phụ phẩm nitrite của nitrate khi ở nhiệt độ cao không an toàn cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

5. Sữa mẹ


Sữa mẹ là một trong những thực phẩm khỏe mạnh nhất cho trẻ sơ sinh nhưng hâm nóng sữa có thể gây nguy hiểm. Trẻ con làm nhiễm khuẩn bình sữa khi trẻ ngậm bình và sữa cũng có thể là nơi sinh sản của các loại vi khuẩn trong nước bọt.

Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng hay nhiệt độ có thể tiêu diệt vi khuẩn nhưng cũng có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa của trẻ.

6. Cơm


Trong thập niên 70 của thế kỷ 20, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm có liên quan đến cơm hâm từ các nhà Trung Hoa, làm nâng cao nhận thức của con người về các vi sinh bacillus cereus sinh sôi ở nhiệt độ phòng.

Điều này không có nghĩa phải đổ bỏ cơm thừa đi, bạn có thể cho cơm thừa vào ngay tủ lạnh khi không dùng đến nữa.

Nhìn chung, các hướng dẫn về an toàn thực phẩm khuyên nên giữ thực phẩm ở mức trên 60 độ C với thực phẩm nóng và dưới 4,4 độ C với thực phẩm bảo quản lạnh nếu không dùng đến trong vòng 2 giờ đồng hồ.

7. Thịt gà


Cũng giống như trứng gà, thịt gà cũng dễ nhiễm vi khuẩn salmonella ở nhiệt độ thường. Để tránh vi khuẩn này sinh sôi trong thịt gà, bạn nên nấu gà nóng ở 165 độ C và không nên hâm lại gà hơn 1 lần.

8. Các loại dầu ép lạnh


Các loại dầu hạt lanh, dầu ô liu và dầu từ các loại hạt khác giàu axit béo omega-3 và các chất béo không bão hòa, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Các chất béo này cũng rất nhạy cảm với nhiệt độ.

Nấu ở nhiệt độ cao và hâm nóng các món ăn có chứa các loại dầu này có thể làm chúng mất ổn định, dễ bị ôi thiu nên sẽ không an toàn cho sức khỏe.

9. Các thực phẩm nhiều dầu mỡ


Lý do không nên hâm lại các thức ăn nhiều dầu mỡ (như khoai tây chiên chẳng hạn) là điểm khói của các loại dầu mỡ trong thức ăn không chỉ làm giảm các thành phần dưỡng chất trong các chất béo mà khói được giải phóng chất độc và các gốc tự do, góp phần gây bệnh và lão hóa ở cấp độ tế bào.

10. Các thức ăn trong tiệc buffet


Các khay, kệ chứa thức ăn không được duy trì đủ nóng để có thể tiêu diệt vi sinh vật phát triển mạnh khi để bên ngoài hay khi không được bảo quản lạnh.

Trần Trọng Hiếu

(theo Reader’s Digest)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.