Thật xúc động khi hai đứa tìm đến ngôi chùa nền đất, mái lá nằm giữa đồng không mông quạnh vùng tứ giác Long Xuyên, thầy trụ trì giống như người đi truyền giáo, thưa thớt Phật tử, vậy mà Lễ Phật đản diễn ra trang nghiêm, thành kính. Bấy lâu tôi sống như người già, chỉ ở nhà ít đi đâu vì sợ ra ngoài lạc đường. Khá bất ngờ, tôi thấy em từ lúc nào có mối quan hệ rộng rãi, hầu như ai em cũng quen, gặp nhau hỏi chuyện đời, chuyện đạo. Rõ ràng là tôi nhờ em, lại mùa Phật đản nữa sắp đến, tôi chuẩn bị đón ngày này, bỗng dưng em đổi khác, đột xuất với suy nghĩ rất là hậu hiện đại. Em cho ngày Phật đản cũng như ngày sinh nhật thôi. Tại sao ngày này lại tổ chức long trọng, trong khi đó ngày Phật Thích Ca thành đạo quan trọng hơn lại ít được chú ý. Điều này do cô nghĩ ra hay đọc ở sách nào, hoặc nghe thầy nào dạy. Tôi ngạc nhiên hỏi lại. Hỏi vậy vì thấy em chịu khó tìm tòi sách kinh chất đầy mấy ngăn tủ, rồi một kệ chứa hàng trăm cuốn băng giảng. Thật khó tìm ra tín nữ chịu khó nghiên cứu như em, tuy nhiên qua điện thoại tôi nghe một giọng nói ngập ngừng thông tin. Em đã tham dự ngày Lễ Phật đản đơn giản nhưng ngày Phật Thích Ca thành đạo lại rất long trọng, năm sáu trăm người im lặng phăng phắc tập trung ngồi thiền. Lắng nghe tôi chợt tò mò thấy rõ em rất là nhiệt tình. Nhiệt tình rồi quên, sao lại có phân biệt bên nặng bên nhẹ mặc dù nó cũng là ngày của Phật. Không có ngày Phật đản sao có ngày Phật thành đạo, ngày Phật nhập Niết bàn. Theo tôi bao giờ Phật cũng ở trên nhìn xuống bên dưới với đôi mắt hiền lành từ bi, chúng sinh chắp tay ngó lên. Ngày nào cũng được, điều quan trọng người hướng về Đức Từ Phụ như thế nào có thành kính chân tình. Lâu nay thế giới kỷ niệm ngày Lễ Phật đản, và được Liên Hiệp Quốc công nhận, sao có người lại đặt ra vấn đề. Vẽ vời làm khác mọi người để nổi lên cho thiên hạ biết mình, chẳng khác gì dề lục bình nổi trên sóng nước vô định, sẽ một mình sớm đối đầu cùng hư vô. Em vụt tắt máy khiến tôi bối rối. Tôi nghĩ lâu lâu mới có cớ tranh luận để hiểu nhau hơn chẳng lẽ em lại giận. Giữa lúc ấy tin Tiểu Phật
***
Còn nhớ Tiểu Phật xuất hiện lần đầu tiên năm 2005. Bằng tất cả sự háo hức tò mò, tôi ngồi thật lâu trước máy vi tính ngắm nghía chân dung của cậu (Tiểu Phật mới có 16 tuổi, có thể gọi bằng cậu). Trong bộ y phục màu trắng, cậu ngồi giữa bộng cây, tư thế ngồi vững chãi, hai tay để lên đùi, một ngửa lên, một úp xuống như ấn Địa xúc. Mái tóc dài chấm vai che hai gò má, ẩn hiện gương mặt phải nói là thông minh đĩnh ngộ nhưng đặc biệt gương mặt không biểu lộ cảm xúc. Tôi có ấn tượng tốt về cậu qua ấn Địa xúc cứu độ chúng sinh tuy nhiên tôi vẫn chưa có nhận xét gì, vì đây là lần đầu. Nhưng lần này, vẫn khuôn mặt không biểu lộ cảm xúc y như ba năm trước buộc tôi phải nghĩ lại. Có phải đây là khuôn mặt của những người trải qua giai đoạn thiền định tu chứng, hoặc là khuôn mặt bậc thầy có trình độ nghiên cứu kinh, luật, luận do đó mới làm chủ được thân tâm, chế ngự cảm xúc. Đọc Duy thức học, thấy việc làm chủ được tâm rất là khó nhưng cũng có thể đóng kịch làm giả. Nhưng giả sao được khi cậu bé 16 tuổi ngồi đó trước hàng ngàn người đưa mắt rình rập, theo dõi. Không biết nhiều về cậu nhưng qua đó tôi cho cậu có trình độ nhất định. Còn nữa, cậu ngồi suốt mấy tháng trời không ăn uống, bỗng dưng trở thành đề tài cho thiên hạ bàn tán. Tự nhiên chia ra hai trường phái, phái nghi ngờ, phái phước cho những ai chưa biết, chưa thấy mà tin. Nhịn ăn chịu đựng giỏi lắm được 18 ngày. Ngay cả Đức Phật cũng phải nhận chén sữa từ tay cô gái quê chăn bò. Ban đầu phe nghi ngờ lôi cuốn được nhiều người, nghe theo vì làm người phải biết hoài nghi, sau đó đến kiểm chứng, thực nghiệm mới gặp được chân lý là cả quá trình hợp lý. Nhưng có phải thế giới cũng có những điều vô lý không lý giải được vẫn luôn xảy ra. Vậy đó, ở đây phe hoài nghi gặp phải cái bẫy của chính mình. Giả sử họ bắt gặp Tiểu Phật ăn uống như người bình thường thì sao, rõ ràng người ta thỏa mãn nhưng rồi đâm ra thất vọng. Chỉ vì tâm linh người hoài nghi vốn trống rỗng biết lấy gì lấp vô cho đầy. Và ngơ ngác trước sức mạnh tâm linh, người từ bốn phương trời nườm nượp đổ về
***
Em không hài lòng tôi đang nói chuyện này bỗng nhảy quàng xiên qua chuyện kia. Hai chuyện chẳng dính dáng gì nhau. Tôi đồng ý. Nhưng em cũng phải đồng ý với tôi tuy không dính dáng, nó lại dính tới Đức Phật. Tôi sẽ chứng minh điều này. Em chắc là nhớ chuyện Tây du ký, đoạn Phật Tổ Như Lai xoè bàn tay giao kết với Tề Thiên, nếu như nhảy qua khỏi bàn tay Phật Tổ sẽ bỏ qua. Thấy bàn tay nhỏ bé, Tề Thiên xem thường nhưng khi nhảy lên bay mãi bay hoài vẫn không ra khỏi bàn tay Phật Tổ. Rõ ràng đây là một ẩn dụ chỉ cho thấy đất Phật không có ranh giới, phép Phật mầu nhiệm, tất cả chuyện lớn, chuyện nhỏ đều nằm trong tay Phật. Trở lại với Tiểu Phật. Cậu sẽ nói gì, mọi người đang chờ hồi hộp. Nếu như tôi có tiền, tôi cũng sẽ bay đến
Trở lại vướng mắc em đưa ra, trước hết xác nhận con người nhỏ bé làm sao, trái đất cũng rất nhỏ trong vũ trụ có nhiều thế giới song song cùng tồn tại. Hình dung sự nhỏ bé của con người không gì bằng nhớ lại hình ảnh của Tề Thiên bay mãi trong lòng bàn tay Phật Tổ. Vũ trụ không biết đâu là ranh giới, cõi Phật cũng vậy. Vì vậy chớ phân biệt cao thấp vì những câu nói. Tôi cũng không phải là đứa thông minh, đọc kinh sách nắm được cái ý chung lại không nhớ câu chữ nằm ở trang kinh nào. Cũng không nhớ mấy con số, thí dụ nhớ tám thức tâm vương, năm mươi mốt tâm sở như thế nào. Sáu độ, mười độ mỗi độ có ba hạnh ra làm sao. Nhưng tôi có con đường riêng để đến với Đức Phật, mà đường này cũng có nhiều người đi đó là tâm thành. Cảm nhận được điều gì tôi nói sai còn có mọi người góp ý, còn có em. Trong năm có ba lễ kỷ niệm Phật Thích Ca, đó là ngày Phật đản, Phật thành đạo, Phật nhập Niết bàn. Lẽ ra trước hết phải nói về ngày Phật đản. Đây là ngày kỳ tích của tạo hóa. Sở dĩ tôi cho kỳ tích vì đây là ngày hội đủ nhân duyên để Đức Phật trải qua bao tiền kiếp chọn ngày này ra đời giáo hóa chúng sinh. Tình cờ em đặt ra vấn đề, ngày Phật thành đạo lẽ ra phải được tổ chức long trọng hơn ngày Phật đản. Em nhiệt tình muốn làm mới nếp suy nghĩ quen thuộc hai ngàn năm. Thôi thì đang hướng về ngày Phật đản tôi bắt đầu cùng em từ ngày Phật thành đạo. Theo tôi nghĩ, Phật chính là đạo. Và đạo cũng là Phật trong tiền kiếp trước. Vậy còn thành gì nữa. Gọi như vậy, thật ra đó là ngày kỷ niệm giai đoạn cuộc đời của Phật. Khi Đức Phật nhận chén sữa bò từ tay cô gái quê cúng dường, sau khi hồi phục sức khỏe, Phật trực nhận chủ trương hành xác khổ hạnh không phải là con đường dẫn người đến trí huệ. Do lo hướng tới điều cao siêu nghĩ tới đạo hầu như quên đạo trong nhân cách của Phật qua những việc bình thường. Bình thường nhưng sống động và lớn lao làm sao, để ngày này của Phật trở nên gần gũi trong tâm trí của mọi người hơn. Sự tìm kiếm chân lý miệt mài đó là ý nghĩa của ngày Phật thành đạo. Tiếp theo là ngày Phật nhập Niết bàn. Tôi nhớ có lần hai đứa trao đổi với nhau tìm hiểu Niết bàn là gì. Sao lại là Hữu dư Niết bàn, sao lại là Vô dư. Hai đứa giống như con vẹt lặp lại lời của người khác, không bằng qua đó thử hình dung. Tôi hỏi em, Phật có ở trên Niết bàn không. Chắc chắn không ai trả lời được. Nhưng qua kinh sách tôi cảm nhận Phật không ở trên Niết bàn, vậy Phật ở đâu. Thì Phật ngự trên Niết bàn còn ở đâu nữa nhưng không thấy vì Phật trở thành cái toàn thể ở khắp mọi nơi, trong giọt sương đọng ở đọt lá, trong mỗi bông hoa, trong mỗi con người. Phật tính chính là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của Phật, mà nơi đâu cũng có Phật tính. Tề Thiên ở trong lòng bàn tay Phật mãi lo bay, lo tìm kiếm nên không thấy gì hết phát hiện phép Phật nhiệm mầu. Nhưng khi Tề Thiên quay đầu nhìn lại, Đức Phật ở đâu hiện ra cười hiền lành. Trở về với ngày Lễ Phật đản, do Phật trở thành toàn thể nên khi chắp tay lạy mừng Phật đồng thời cũng nên nhận ra Phật ở xung quanh. Đất Phật lúc này đang rộng mở, sau khi xác nhận Phật là ai, Phật im lặng nhìn mọi người như hỏi: “Còn các con là ai”.
Ngày Phật đản trở nên có ý nghĩa ở chỗ khi nhận ra Phật là toàn thể đang ở xung quanh, sau khi lạy Phật người nên chia nhau thăm viếng những nơi cần thăm viếng hoặc làm việc từ thiện.
Không khí ngày Phật đản trở nên tưng bừng niềm vui chia đều ra từng người, nó giống như ngày Tết chẳng ai buồn.
Ngày Phật Thích Ca thành đạo là ngày kỷ niệm riêng, ngày Phật đản là ngày vui chung của mọi người không phân biệt lương giáo. Thế giới công nhận Lễ Phật đản là vì vậy. Riêng tôi, với ngày Phật đản tôi nghĩ đây là ngày Phật trở về rồi Phật lặng lẽ ra đi. Tất cả đang ở trong lòng bàn tay Phật ngay cả Tiểu Phật