Người làm ngành nghề nào có khả năng tự sát cao?

Tài xế xe tải là một trong những nghề được liệt kê trong nghiên cứu - Ảnh minh họa
Tài xế xe tải là một trong những nghề được liệt kê trong nghiên cứu - Ảnh minh họa

GNO - Tự sát ngoài hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người tự sát còn để lại cho những người yêu thương họ nỗi đau xót lớn lao. Hầu hết thời gian của đời người là dành cho nơi làm việc nhưng các xu hướng tự sát ở nơi làm việc vẫn chưa được ghi nhận một cách xác đáng, theo báo cáo từ một nghiên cứu phát hành trên Tạp chí The Journal of Preventive Medicine của Hoa Kỳ.

Các tác giả của nghiên cứu này thuộc Viện Quốc gia Hoa Kỳ về An toàn Nghề nghiệp và Sức khỏe (NIOSH), đã quan sát kỹ lưỡng hơn vấn đề này thông qua lăng kính của một người sẵn sàng “nhảy bổ ra khỏi giường ngủ của mình” để tìm đến cái chết.

Năm 2013, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ đã ghi nhận có khoảng 41.149 trường hợp tự sát ở Hoa Kỳ, nằm trong số một triệu người tự sát trên toàn thế giới. Các nghiên cứu nỗ lực tìm hiểu các yếu tố tâm lý có liên quan đến tự sát vì tỉ lệ tự sát ngày càng tăng lên trong những năm qua.

Vì sao có hiện tượng tự sát do công việc?

Tự sát ở nơi làm việc là một trong những hành vi làm tăng các yếu tố nguy cơ đe dọa mạng sống con người và các chuyên gia phát hiện ra rằng, vì chúng ta thường cho phép nghề nghiệp định nghĩa “nhân hiệu” của chúng ta - một yếu tố sức khỏe tâm lý làm bản lề trong công việc của một người, nên đã làm tăng nguy cơ tự sát của chính mình lên.

Tiesman và các đồng sự của cô đã nghiên cứu các dữ liệu về tự sát có liên quan và không liên quan đến công việc từ Cục Thống kê Lao động trong giai đoạn 2003-2010. Kết quả cho thấy có hơn 1.700 người đã tự sát.

Nam giới có nguy cơ tự sát cao gấp 15 lần so với người nữ, người lao động ở độ tuổi 65-74 có nguy cơ tự sát cao gấp 4 lần so với người lao động trong độ tuổi từ 16-24. Nam giới có khả năng tự sát cao dù có liên quan đến công việc hay không nhưng điều bất thường là người cao tuổi hơn lại có tỉ lệ tự sát cao hơn số trường hợp tự sát không liên quan đến công việc.

Sau khi xem xét các xu hướng, các nhà nghiên cứu tin rằng một người có khả năng tiếp cận với vũ khí (84% số trường hợp tự sát có liên quan đến súng ngắn) và ma túy; các tác nhân gây stress và các yếu tố kinh tế cũng làm tăng nguy cơ tự sát.

Ngành nghề nào có nguy cơ tự sát cao?

“Nghề nghiệp có thể định nghĩa ‘nhân hiệu’ của một người một cách đáng kể và các yếu tố tâm lý dẫn đến tự sát như khủng hoảng và stress, có thể bị tác động bởi nơi làm việc”, chia sẻ của Tiesman.

Dưới đây là các ngành nghề có liên quan đến khả năng tự sát ở nơi làm việc, theo nghiên cứu này, là:

- Nhân viên cưỡng chế thi hành luật, lính cứu hỏa, thám tử

- Quân nhân trong các nhánh quân đội phục dịch

- Nông dân, ngư dân và công nhân làm rừng

- Những người làm công việc lắp đặt, bảo trì, hệ thống máy móc tự động và sửa chữa

- Tài xế xe tải và người làm việc nặng nhọc

- Các vị trí quản lý, kinh doanh, hoạt động tài chính

- Người làm việc trông coi nhà cửa, người lau dọn và người làm cảnh quan.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.