Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua…" (*)
Đã thành lệ, hầu như năm nào cũng thế, khoảng 20 tháng chạp đến 29 Tết, đoạn vỉa hè phố Văn Miếu (Đống Đa, Hà Nội) lại được gọi với cái tên cổ kính “phố ông đồ”.
Những ngày này, khi sắc hoa đào, hoa mai sưởi ấm phố phường Hà Nội; khi những cơn gió hây hẩy thổi vào nhịp sống cái không khí bận rộn, tất bật đón Tết sắp sang, thì đoạn vỉa hè trên phố Văn Miếu bên cạnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám dường như tách bạch riêng với vẻ bình yên, thanh tao.
Ở góc phố này, có mực tàu, giấy đỏ, có ông đồ, "bà" đồ, và những “anh" đồ đang say sưa múa bút, tạo nên những bức thư pháp lay động hồn người.
Chữ được viết treo trên tường Quốc Tử Giám Để hồn vào thư pháp Nhà nghiên cứu Hán Nôm Cung Khắc Lược, một trong những cây cao bóng cả của xóm thư pháp Quốc Tử Giám mỗi năm Trông rất ngầu, ở ngoài đời có lẽ ít ai nghĩ chàng trai trẻ này là một người chơi thư pháp Bức thư pháp đã viết xong, một con dấu được đóng vào để lưu danh người viết
|
“Phố ông đồ” đông vui nhộn nhịp trong những ngày giáp Tết
|
Đến với “phố ông đồ” để tìm lại nét văn hóa cổ xưa của Hà thành…
|
Xin chữ để treo ngày Tết, đem về sự may mắn, phát tài trong năm mới…
|
Người trẻ đến “phố ông đồ”, để được nghe giảng giải về nguồn cội văn hóa xa xưa…
|
“Phố ông đồ” còn là nơi để những “tao nhân mặc khách” có dịp hàn huyên tâm sự trước thềm xuân mới
|
Chữ Nhẫn được rất nhiều người xin...
|
… trong khi nhiều người khác lại thích treo trong nhà chữ Phúc, với mong muốn phước lộc đề huề
|
Viết thư pháp rất kỳ công vì cần có nhiều loại bút lông kích cỡ như thế này…
|
Từ khi bắt đầu đặt bút lông…
|
… đến khi bức thư pháp hoàn thành, tâm hồn người viết chữ phải thanh tịnh, nhẹ nhàng
|
Công đoạn cuối để hoàn thành một bức thư pháp là kẹp nẹp tre…
|
… hoặc đóng thành khung cẩn thận.
|
“Phố ông đồ” không chỉ có ông đồ mà còn có cả “bà" đồ…
|
Và có cả “anh" đồ tạo nên nét mới mẻ trong nghệ thuật thư pháp
|
Tại “phố ông đồ”, thư pháp còn được viết trên đá tảng…
|
… và mẹt tre
|
Du khách nước ngoài thích thú ở một góc vẽ truyền thần trên “phố ông đồ”
|
Trần Đan - Lê Quân - Thu Hằng - Lưu Quang Phổ (TNO)