Ngải cứu có lợi như thế nào, ai không nên dùng nhiều?

Ngải cứu không chỉ là loại cây gia vị mà còn là một vị thuốc, chứa chất tamin, tác dụng chống phù nề, mineol chống quá trình xơ hóa, làm giảm đau và làm mềm gân, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động. 

Ngoài ra ngải cứu còn có tác dụng kích thích, tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể bởi có chứa thành phần thujone, tanacetone, azulene và cadinene.

Uống trà ngải cứu thường xuyên có tác dụng lưu thông mạch, giảm viêm sưng, chống lại nhiều bệnh tật.

ngaicuu 2.jpg


Cây ngải cứu

Chất histamin và acetylcholin trong ngải cứu khô thường dùng trong các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, an thần. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác.

Món ăn trứng đánh ngải cứu hỗ trợ máu lưu thông lên não. Trước thời gian hành kinh một tuần, hãm ngải cứu hoặc pha bột ngải cứu cùng nước sôi như pha trà, uống 3 lần một ngày, giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.

Tuy nhiên, dược tính quá cao nên ngải cứu đôi khi cũng có các tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều.

Theo đó, phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ, người bị bệnh viêm gan, người bị bệnh rối loạn đường ruột cấp tính, người bị bệnh xơ vữa động mạch vành, người bị bệnh sỏi thận, không nên dùng nhiều.

Ngải cứu cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân bị dị ứng với thực vật họ Asteraceae như hoa cúc, ragweed, cỏ bạch dương, cà rốt hoặc cần tây.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.