Lễ cầu siêu tại chùa Ba Đồn

GNO - Kỷ niệm 127 năm ngày thất thủ kinh đô (23-5-1885 – 23-5-2012), Công ty Cổ phần Đầu tư Văn hóa du lịch Đất Việt phối hợp với phường An Tây (TP.Huế) tổ chức Lễ cầu siêu

2467_989d5.jpg

và lễ tế âm linh cô hồn tại di tích nghĩa địa chùa Ba Đồn nhân kỷ niệm thất thủ kinh đô 23-5 âm lịch.

Đến dự có ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh TT Huế, lãnh đạo các ban ngành trên địa bàn tỉnh cùng các chư tôn đức Tăng Ni, người dân Huế và du khách.

Lễ cầu siêu và lễ tế âm linh cô hồn được tổ chức theo nghi thức truyền thống Phật giáo với tấm lòng tri ân thành kính gởi đến những người đã khuất trong sự kiện ngày 23-5 âm lịch năm Ất Dậu - 1885, ngày mà bao thế hệ người dân xứ Huế xem như một ngày linh thiêng, bi tráng, ngày riêng có của người Huế.

Tại buổi lễ, các đại biểu cùng chư tôn đại đức Tăng Ni và những người dân Huế đã làm lễ dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng tri ân và tôn vinh truyền thống yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm của người dân cố đô. Với ước nguyện cầu cho hương hồn những đồng bào tử nạn, những hương linh bá tánh hi sinh vì đất nước được siêu thăng tịnh độ.

Lễ  tưởng niệm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc tại di tích nghĩa địa và chùa Ba Đồn. Nơi đây vào năm 1803, để xây dựng kinh thành Phú Xuân, vua Gia Long cho thành lập Cồn mồ để qui tập mồ mả của 8 làng bờ Bắc sông Hương. Theo nội dung khắc trên bia đá vào năm Thành Thái thứ 9 (1897), tại Phổ Tế Am, tức tiền thân của chùa Ba Đồn, chùa được xây dựng để thờ cúng các vong linh chiến sĩ trận vong và đồng bào tử nạn trong biến cố lịch sử 23-5 năm Ất Dậu.

Nghĩa địa và chùa Ba Đồn cũng được UBND tỉnh quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.                                                           

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.