Hơi thở nặng mùi và cách điều trị

GNO - Hơi thở nặng mùi thường là kết quả của việc vệ sinh răng miệng kém sau khi ăn hoặc thậm chí đó là biểu hiện của nhiều bệnh khác như tiểu đường hoặc suy thận.

anh y hoc.jpg
Điều trị hơi thở có mùi hôi là cải thiện tình trạng vệ sinh răng miệng - Ảnh minh họa

Do đâu hơi thở bị nặng mùi?

Thức ăn chúng ta hấp thụ vào cũng ảnh hưởng đến hơi thở. Nếu ăn các món có nhiều tỏi hoặc hành, hơi thở sẽ có mùi. Chất dầu có mùi hăng trong tỏi và hành cũng đi vào phổi và gây ra hơi thở nặng mùi. Chải răng và dùng nước súc miệng có thể giúp đẩy mùi hôi đi nhưng mùi hôi sẽ vẫn còn cho đến khi cơ thể bài tiết hết thực phẩm đó.

Các mảng thức ăn còn bám lại trong kẽ răng sẽ làm sản sinh vi khuẩn trong miệng và làm cho miệng có mùi hôi.

Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng nha chu và dấu hiệu bệnh này là hơi thở có mùi hôi.

Ngoài ra, hôi miệng còn là biểu hiện của nhiều bệnh như tiểu đường, suy thận, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, chảy mũi sau (post nasal drip), trào ngược axit (acid reflux).

Điều trị hôi miệng như thế nào?

Điều trị hơi thở có mùi hôi là cải thiện tình trạng vệ sinh răng miệng hoặc chữa trị các bệnh làm phát sinh hôi miệng (các bệnh và nguyên nhân kể trên).

Theo The International Journal of Dental Hygiene, việc chải và làm sạch lưỡi có thể giúp ngăn chặn hiệu quả chứng hôi miệng do vi khuẩn phát sinh trên bề mặt lưỡi.

Uống nhiều nước, nhai kẹo gum không đường hoặc ngậm kẹo không đường cũng giúp cải thiện hơi thở có mùi hôi vì giúp tống khứ mảng bám thức ăn các vi khuẩn tạo ra mùi hôi.

Trần Trọng Hiếu
(Theo The Live Science)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.