Đại học Nalanda hồi sinh

GNO - Dự án về Đại học Quốc tế Nalanda sẽ được triển khai trên quê hương Đức Phật.

Đó là một trung tâm học thuật kiệt xuất được thành lập từ lâu trước Đại học Oxford, Cambridge và đại học cổ nhất châu Âu Bologna.

Đại học Nalanda ở cực Bắc nước Ấn Độ thu hút nhiều học giả khắp châu Á, tồn tại hàng trăm năm trước khi bị phá hủy bởi những kẻ xâm lược vào 1193.

Nalanda (1).jpg

Nalanda vươn lên từ đống đổ nát như hình ảnh đang lên của đất nước Ấn Độ

Ý tưởng làm hồi sinh Đại học Nalanda như một trong những tâm học thuật quốc tế được tiến hành bởi nhóm những chính trị gia và học giả với sự lãnh đạo của nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Amartya Sen.

Nhóm này muốn thành lập một đại học quốc tế mới quy tụ các nhà nghiên cứu và sinh viên hàng đầu thế giới, tại địa điểm gần với khu bảo tồn Viện Đại học Phật giáo cổ xưa này thuộc bang Bihar của Ấn Độ

Trường Đại học Quốc tế Nalanda mới sẽ tập trung vào các ngành: Nhân văn, kinh tế và quản trị, hội nhập châu Á, phát triển bền vững và ngôn ngữ cổ phương Đông.

Nền tảng cổ xưa

Nhưng việc xây dựng một trường đại học hàng đầu từ sự hoang sơ, tại một vùng xa xôi và kém phát triển của Ấn Độ là một thách thức lớn.

Một số nghi ngờ được đưa ra về sự hưng thịnh của một trường đại học quốc tế tại vùng kém phát triển như thế.

“Liệu những sinh viên và học giả hàng đầu có thể bị lôi cuốn đến một vùng Bihar hẻo lánh như thế?”, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc tế của trường Cao đẳng Boston từ Hoa Kỳ Philip Altbach nghi vấn.

Nhà kinh tế học đạt giải Nobel Amartya Sen sẽ là lãnh đạo đầu tiên của trường. Ông là một người ngoan cường.

“Công việc của chúng ta là hình thành nên trường Đại học Nalanda và tiến hành việc giảng dạy. Đây chỉ là sự khởi đầu - Trường Nalanda cổ xưa đã mất 200 năm để trở nên thành một đại học danh tiếng. Chúng ta có thể không mất 200 năm nhưng có thể là vài thập kỷ”.

“Sau khi Đại học Nalanda bị phá hủy vào những năm 1190 vẫn kéo dài công tác giáo dục một thời gian cho đến lúc mọi người nhận ra rằng việc giảng dạy vẫn tiếp diễn vài trăm năm sau nhưng đó không giống như trường Đại học đã có. Hiện tại thì hoàn toàn không có gì. Chúng ta phải bắt đầu từ đống đổ nát”.

Vào năm 2006, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Nhật và Thái Lan thông báo kế hoạch làm sống lại Đại học này dựa theo mô hình của Nalanda cổ xưa. Và điều này cũng được sự ủng hộ của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á bao gồm các nước Đông Nam Á, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ.

Nguồn nhân lực quốc tế

Ngôi trường mới sẽ được xây tại Rajgir, cách địa chỉ cũ 10km và một cuộc thi thiết kế dựa vào các nguyên lý Phật giáo.

Đến giờ, những hứa khả tức thời vừa được đưa ra và bộ phận sau đại học mới vừa phát hành thư mời nghiên cứu sinh và học giả khắp thế giới.

Lịch sử và Môi trường là hai khoa đầu tiên sẽ bắt đầu học kỳ thứ nhất vào năm sau.

Nalanda (2).jpg

Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel sẽ là lãnh đạo đầu tiên của trường

Giáo sư Sen cho biết trường sẽ thiết lập sự liên kết với Viện Khoa học Lâm nghiệp thuộc Đại học Yale, khoa Lịch sử thuộc Đại học Chulalongkorn tại Bangkok, Đại học Seoul tại Hàn Quốc và Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc.

Triển vọng quốc tế của trường có thể thúc đẩy nền giáo dục đại học của Ấn Độ, mảng bị đánh giá là hướng nội và ít được quốc tế hóa so với các nước châu Á khác, kể cả Trung Quốc.

Trường Đại học Nalanda mới sẽ là “Châu Á trong nguồn cảm hứng, châu Á trong sự vận động nhưng không là một châu Á của kiến thức, của chuyên môn hóa hay của sự tham gia mang tính cá nhân”, giáo sư Sen nhấn mạnh.

Nếu mọi thứ tiến triển tốt, nó sẽ làm cho danh tiếng cổ xưa của Nalanda tự hào mặc dù 800 năm đã trôi qua.

“Vươn lên trời cao”

Được thành lập khoảng thế kỷ thứ V, Đại học Nalanda, đã từng có đến hơn 10.000 sinh viên, phần lớn là tu sĩ Phật giáo đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á, Trung Á và Tây Á.

Ngài Huyền Trang, một nhà sư Trung Quốc, người đã từng nghiên cứu tại Nalanda vào thế kỷ thứ VII, đã để lại môt sự miêu tả về giá trị và thành công của ngôi trường, được xem như một thư viện 9 tầng “vươn lên trời cao”.

Tác giả Mishi Saran diễn đạt lộ trình của ngài Huyền Trang xuyên châu Á trong cuốn sách của bà “Theo bóng dáng nhà sư”.

“Ngài Huyền Trang được cho là đã học với những học giả uyên thâm về Phật học. Đại học Nalanda đã vươn tới đỉnh cao danh tiếng và khả năng của mình. Trường được biết đến ở hai miền Triều Tiên và Nhật Bản - danh tiếng của trường đã vượt ra khỏi con đường tơ lụa châu Á”, bà cho biết.

“Khi ngài Huyền Trang ở Nalanda, trường là một nơi đầy sinh khí, được hỗ trợ bởi nhiều học giả trong các hội thảo, khóa học và thảo luận. Nơi này như một viện nghiên cứu Phật học chuyên sâu - tất cả các ý niệm và Phật học sâu sắc nhất đều được trình bày và nghiên cứu”, bà Saran nhấn mạnh.

Ảnh hưởng của nền học thuật này tồn tại đến ngày nay. Nhân lễ hội văn học Jaipur được tổ chức tại Rajasthan vào tháng Giêng, vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng Dalai Lama cho rằng “Ngọn nguồn của kiến thức Phật học chúng ta có đều đến từ Nalanda”.

Nalanda (3).jpg

Đức Dalai Lama đã từng nói về giá trị lịch sử của Nalanda

Trường Đại học Nalanda mới hy vọng sẽ tiếp cận trí tuệ ấy nhưng sẽ không thiên về học thuật tôn giáo.

“Nalanda xưa không chỉ tập trung vào Phật học. Ngay cả vào thời điểm đó Phật học trở nên phổ quát. Trường có cả những ngành học thế tục, sức khỏe cộng đồng, chuyên môn về lô-gic, chiêm tinh học, toán học và ngôn ngữ”, ông George Yeo, cựu Ngoại trưởng Singapore và là người đứng đầu bộ phận tư vấn quốc tế của Nalanda cho biết.

Tuy vậy, “tinh thần của Nalanda” là một phần của sự hấp dẫn. Mà gần đó, Đức Phật đã giác ngộ dưới cây bồ đề tại Bồ Đề Đạo tràng.

“Những nghi ngại khắt khe”

Nhưng giáo sư Altbach, một chuyên gia giảng dạy tại các trường đại học mang tính quốc tế, có “những nghi ngại khắt khe” về vị trí của trường.

“Nơi tọa lạc của một viện giáo dục hàn lâm vô cùng quan trọng”, ông khẳng định. Nalanda “có thể thu hút lượng quan tâm lớn nhưng các học giả cần cơ sở hạ tầng. Họ cần các cửa hiệu về văn hóa, những tiện nghi, những quán cà phê và một cộng đồng trí thức rộng lớn hơn là khuôn viên trường”.

Bihar nổi lên như một vùng phát triển nhanh nhất của Ấn Độ với tăng trưởng kinh tế 12% vào năm ngoái.

"Vùng này đã từng khô cằn và nghèo khó. Ngày nay các cánh đồng tươi tốt hơn. Nhiều của hàng tạp hóa hơn, và nhà cửa trông sáng sủa hơn”, Giáo sư Yeo nhìn nhận.

Theo Nand Kishore Singh, dân biểu bang Bihar và thành viên bộ phận điều hành Đại học Nalanda, chính trường sẽ giúp phát triển khu vực này với 60 ngôi làng xung quanh để cải thiện đời sống nông nghiệp và du lịch.

Hai khoa tiếp theo sẽ được hình thành là công nghệ thông tin, quản trị và kinh tế sẽ giúp tạo ra các cơ hội nghề nghiệp “để đưa Bihar theo kịp những nơi còn lại của Ấn Độ”, giáo sư Sen khẳng định.

Một kế hoạch tái thiết cơ sở hạ tầng đã được vạch cho Bihar bao gồm đường sá và sân bay quốc tế tại Bihar với sự đồng thuận hoàn toàn của chính quyền bang Bihar đối với dự án về trường Đại học.

Nhưng “hình thành trường đại học quốc tế là một tốn kém to lớn, đặc biệt là tại vùng kém phát triển và hẻo lánh dù có sự giúp đỡ của những mạnh thường quân nước ngoài và chính quyền trung ương”, giáo sư Altbach nhìn nhận.

Quyền lực mềm, tài chính khó

Dù lãnh đạo bang Bihar cung ứng quỹ đất, những người ủng hộ Nalanda ước tính cần 1 tỷ USD (650 triệu bảng Anh). Ngay cả điều này được xem là khoản tiền khiêm tốn so với vài trường đại học danh tiếng thế giới.

Úc viện trợ cho khoa kinh tế và môi trường. Singapore sẽ giúp thiết kế, xây dựng và tài trợ thư viện tốn khoảng 7 triệu USD (4.5 triệu bảng). Thái Lan sẽ đóng góp 100.000 USD (65.000 bảng) và Trung Quốc công bố khoản hỗ trợ 1 triệu USD (650.000 bảng) cho xây dựng.

“Tôi không thấy sự thiếu hụt tài chính trong khu vực nhưng các nước hầu như chưa muốn hỗ trợ cho khoảng tiền 1 tỷ USD này, đến nay không nhiều nước thể hiện sự hứa khả của họ”, ông Sukh Deo Muni, cựu đại sứ Ấn Độ tại Lào và giáo sư thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Nam Á, Đại học Quốc gia Singapore nói.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.