Tiến sĩ Bùi Trân Phượng và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn giải đáp những thắc mắc của khán thính giả |
Đó là những góc nhìn mới về cuộc nội chiến 27 năm (1775-1802) giữa vương triều đương thời vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, tàn quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và quân Tây Sơn, cũng như công trạng xóa bỏ các ranh giới, thống nhất đất nước, xác lập chủ quyền biển đảo từ Bắc chí Nam của vua Gia Long.
Khán thính giả có dịp lắng nghe nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trình bày những câu chuyện lịch sử về vua Gia Long từ thời niên thiếu cho đến lúc hoàn thành cơ nghiệp của mình. Thông qua các chi tiết lịch sử đó để thấy được chân dung một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng, có chiến lược ngoại giao khéo léo, mềm dẻo, ý thức chủ quyền độc lập dân tộc cũng như hiểu rõ các nhân tố mang đến sự thành công trong việc thống nhất đất nước của vị vua này.
Rất nhiều thắc mắc về lịch sử của các bạn trẻ tham dự buổi nói chuyện |
“Phật giáo để lại một dấu ấn to lớn trong công trạng mở mang đất nước suốt hơn 200 năm của các chúa Nguyễn. Tư tưởng “cư Nho mộ Thích” đã giúp các đời chúa Nguyễn tạo dấu ấn đẹp trong lòng người dân Đàng Trong khi mà các sắc dân ở đây chủ yếu theo đạo Phật. Tinh thần hòa hợp, tự do của Phật giáo giúp ổn định xã hội, đoàn kết được nhiều thành phần (dân tộc Việt, Chăm-pa và Khmer). Nhờ vậy, công cuộc mở mang bờ cõi về phương Nam của các chúa diễn ra một cách tốt đẹp nhất. Mặc dù đến khi thống nhất đất nước, để thuận tiện quản lý, triều Nguyễn trở lại khôi phục tư tưởng Nho giáo chính thống nhưng vua Gia Long vẫn có thiện cảm với Phật giáo, cho phép xây dựng, tu bổ nhiều ngôi chùa trên toàn đất nước”, ông Trần Đình Sơn cho biết.
Buổi trò chuyện thu hút rất nhiều người đến tham dự |
Được biết, đây là chủ đề nhân dịp hướng đến kỷ niệm 220 năm (1802-2022) ngày hoàng đế Gia Long thống nhất đất nước, lên ngôi và đặt tên nước là Việt Nam.