Những kẻ phớt đời trong chèo Quan Âm Thị Kính đều là những thiền sư - nghệ sỹ tìm kiếm siêu giải phóng bằng sự tự tin mãnh liệt nơi lẽ sống riêng…
Chèo Quan Âm Thị Kính vay mượn tích truyện từ Cao Ly, nhưng cũng như "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, sau khi trở thành một tác phẩm hoàn chỉnh của Việt
Nhưng cách tiếp cận như vậy mới chỉ dừng lại ở các cạnh khía bề nổi của tâm lý tôn giáo và tâm lý dân gian. Nhìn từ góc độ nhân học - văn hóa học, ta có thể thấy các nhân vật trong Quan Âm Thị Kính ở các cấp độ khác nhau, các hình thái khác nhau, đã cùng mang một tâm lý ứng xử đặc thù Việt Nam là niềm tự tin vô hạn vào lẽ sống cao cả bên trong để ứng xử như những kẻ phớt đời trong những cảnh ngộ đầy trớ trêu, phi lý.
Vì sao Thị Kính chịu oan?
Cầm kéo cắt một cái râu mọc ngược cho chồng trong lúc chồng ngủ, Thị Kính mong cứu chồng khỏi một điềm gở, nhưng thiện chí, tình yêu đó lại đẩy nàng vào tội danh có âm mưu giết chồng. Giả trai lên chùa tu hành, Thị Kính bị Thị Mầu ve vãn rồi đổ oan cho tội phá giới, dâm gian với thị làm thị có con. Nhưng Thị Kính vẫn kiên nhẫn chịu đựng những oan ức này, mặc dù thừa khả năng thanh minh cho mình một cách hùng hồn và mau lẹ.
Vì sao vậy? Thị Kính nhìn bề ngoài có vẻ một minh hoạ cho triết lý "Tình là dây oan" của nhà Phật. Nhưng trong chiều sâu số phận của nàng bộc lộ cái run rẩy của người Việt trước một xã hội vô thường mà trong một khoảnh khắc thiện chí có thể là đầu mối của tội lỗi, oan khiên.
Thế giới trong tục ngữ Việt Nam bộc lộ rõ tâm thức văn hoá đầy tính bi quan của người Việt hình thành qua hàng ngàn năm phong kiến và nô lệ - đó là nỗi hoài nghi sâu thẳm trước một thế giới vô thường luôn luôn đùa cợt con người bằng những nghịch lý trớ trêu, những cảnh ngộ oái oăm: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn độc không bằng ngốc đàn, làm phúc thì phải tội, cóc mò cò xơi, kẻ ăn ốc người đổ vỏ, tin bạn mất vợ, để là đất cất lên là bụt v.v…
Lịch sử nô lệ phong kiến hàng ngàn năm cũng dạy cho con người Việt
Thái độ chấp nhận sống với nỗi oan đã trở thành một lựa chọn văn hoá của cả một cộng đồng qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Trong sự chịu đựng của Thị Kính có nhiều tầng tâm lý và triết lý mang tính đặc thù của văn hoá Việt Nam, trong đó nổi bật lên tính bi quan trước lẽ vô thường của thế gian và niềm tự tin mãnh liệt của mỗi cá nhân vào giá trị của bản thân.
Bản lĩnh văn hóa của những kẻ phớt đời
Chấp nhận sống với diện mạo xấu xí mà cộng đồng tô vẽ cho mình, Thị Kính thể hiện một thái độ lưỡng cực của nhiều người Việt. Một mặt là bi quan, yếm thế, cầu an vì sợ rút dây động rừng, giải quyết được vấn nạn cụ thể này thì lại nảy sinh một vấn nạn khác trầm trọng hơn - chứng minh mình là gái giải được oan Thị Màu nhưng sẽ lại mắc phải tội giả hình nơi cửa Phật.
Mặt khác, trong sự chấp nhận này mang một bản lĩnh tâm lý đặc thù Việt
Thị Mầu lẳng lơ lên cửa Phật tán tỉnh "chú tiểu" Thị Kính ăn nằm với thằng Nô rồi đem đổ vạ cho Thị Kính - nhân vật mạnh mẽ này có vẻ là con người bản năng đối lập với Thị Kính, một con người lý trí. Nhưng khi Thị Mầu tuyên bố: "Lẳng lơ cũng chẳng có mòn/ chính duyên cũng chẳng sơn son để thờ" thị có vẻ tuyên ngôn cho một triết lý sống của dân gian, đạp đổ những đạo lý phong kiến mang tính đạo đức giả của tầng lớp nho sỹ quan lại trong xã hội đương thời.
Nhìn từ góc độ tâm thức văn hoá thì thái độ sống của Thị Kính và Thị Mầu có cùng bản chất: Không chấp những định kiến và quy ước của người đời miễn sao thực hiện lẽ sống riêng, tìm kiếm siêu giải phóng trong sự tự tin quyết liệt vào lẽ sống riêng mà mình đã chọn. Đó là thái độ phớt đời bộc lộ một bản lĩnh tâm lý chung của cộng đồng trong những cảnh huống và số phận khác nhau.