Ăn khoa học là hạn chế đến mức thấp nhất các thực phẩm chế biến công nghiệp... (Ảnh minh họa)
Các vấn đề được chia sẻ một cách cụ thể như sau:
1 - Thế nào là chế độ ăn lành mạnh và khoa học?
Theo TS.Y khoa Caroline Cederquist, chế độ ăn khoa học và lành mạnh nhất là chế độ ăn hạn chế đến mức thấp nhất các thực phẩm chế biến công nghiệp, các thực phẩm có bổ sung đường; trái lại chế độ ăn tốt cho sức khỏe phải giàu rau củ, chất xơ, đảm bảo đầy đủ protein để tránh bị suy và mất cơ.
Cũng theo chuyên gia này, chế độ ăn tốt nhất cũng chính là chế độ ăn mà mỗi người có thể duy trì một cách dễ dàng nhất. Chế độ ăn tốt phải được tích hợp vào sự thay đổi của hoàn cảnh sống. Nếu là người hoạt động nhiều thì bạn cần nhiều năng lượng hơn.
Nếu bị tăng cân thì cần bổ sung protein từ rau củ quả, các loại cây họ đậu và hạn chế ngũ cốc, thực phẩm có hàm lượng đường cao. Bên cạnh đó, cần ăn ít các chất béo bão hòa từ thịt động vật và nên tăng cường các loại thực phẩm như trái bơ, các loại đậu hạt và dầu ô liu.
2 - Chế độ ăn low-carb có giúp giảm cân?
Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn low-carb (chế độ ăn ít carbohydrate) hoặc chế độ ăn ít chất béo giúp giảm cân tốt hơn. Điều quan trọng là bạn áp dụng chế độ ăn này trong thời gian bao lâu thì mới có thể thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chế độ ăn low-carb điển hình của người dân Hoa Kỳ thường có sự cắt giảm carbohydrate từ các thức uống có hàm lượng đường cao và các món tráng miệng. Ngoài ra, cũng nên hạn chế protein và chất béo. Thay thế thịt bằng các thực phẩm như: ngũ cốc, cây họ đậu, trái cây, rau củ, các sản phẩm làm từ bơ sữa.
3 - Bữa ăn sáng có quan trọng?
Bữa ăn sáng giàu chất xơ và protein là cực kỳ quan trọng cho cơ thể để giúp ta có năng lượng hoạt động cả ngày. Ban đêm, sự trao đổi chất chậm lại do nhu cầu năng lượng thấp. Hơn thế, người trưởng thành có thói quen ăn sáng sẽ ăn ít hơn vào ban đêm. Khi cơ thể cảm thấy đói trong một thời gian dài, bạn sẽ có xu hướng ăn bù vào ban đêm.
Thêm lý do khác để ăn sáng, đó là ăn sáng giúp hấp thu tốt hơn các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết trong ngày. Một số nghiên cứu cho thấy ăn sáng giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng tư duy, tăng cường sự tập trung và giúp có trạng thái tinh thần tốt hơn.
4 - Có phải calori từ các nguồn đều như nhau?
Hấp thu nhiều calori, dù từ bất kỳ nguồn nào cũng đều gây tăng cân. Hấp thu ít hơn lượng calori tiêu thụ mỗi ngày sẽ giúp giảm cân. Calori có tác động lớn đối với mức đường huyết, năng lượng, sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa, sức đề kháng, khẩu vị và trạng thái tinh thần.
Calori từ protein được khuyến nghị chiếm khoảng 25 g trong mỗi bữa ăn. Calori tốt là từ các nguồn như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ giúp cải thiện tiêu hóa, điều hòa đường huyết nhờ chứa nhiều chất xơ. Hấp thu chất xơ cũng giúp giảm hấp thu calori từ protein khoảng 25-30 g mỗi ngày.
Vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau củ quả, tốt cho sức khỏe mà lại không chứa muối, chất béo và calori như trong các thực phẩm chế biến sẵn, các món chiên, thịt động vật có hàm lượng béo cao, thức uống chứa nhiều đường. Các thực phẩm công nghiệp không tốt cho tim mạch, gây ra tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì.
Hãy cung cấp calori cho cơ thể từ những nguồn an toàn và có lợi cho sức khỏe.
5 - Giờ giấc ăn uống có quan trọng không?
Theo các chuyên gia, đây là một câu hỏi khó vì còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ, giờ giấc ăn uống là cực kỳ quan trọng với các vận động viên hoặc với người có nhiều hoạt động thể lực. Và quan trọng là không nên ăn nhiều vào ban đêm, trước khi đi ngủ vì điều này sẽ gây khó khăn cho tiêu hóa và dẫn đến chứng ợ nóng.
Tuy nhiên, ăn trước khi đi ngủ không phải là lý do gây tăng cân mà cốt lõi của sự tăng cân là do hấp thu calori nhiều hơn mức calori được đốt cháy, cho dù là ăn vào thời điểm nào trong ngày.
Trần Trọng Hiếu