5 loại thảo dược giúp giảm đau khớp

GNO - Đau khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, chấn thương hay do các loại bệnh như quai bị, viêm gan và cảm cúm,…

Có 6 loại khớp dịch chuyển được trong cơ thể và chúng ta sẽ có nhiều vị trí đau. Dù đau do nguyên nhân gì hay vị trí đau nào, các cơn đau cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh hoạt bình thường hàng ngày.

Các loại thuốc điều trị không cần kê toa hay được bác sĩ chỉ định giúp giảm đau nhưng thường có các tác dụng phụ hoặc gây phản ứng thuốc với các thuốc khác đang sử dụng.

cu nghe.jpg

Nghệ chứa curcumin có tác dụng kháng viêm, tốt cho người bị đau khớp

Tuy nhiên, có một số loại thảo dược giúp giảm đau hiệu quả mà không gây ra các tác dụng phụ. Lưu ý, bạn cần quan sát, đánh giá mức độ đau của mình để có quyết định can thiệp phù hợp và hiệu quả.

1. Nha đam

Nha đam thường được dùng để trị bỏng nắng và chữa một số xây xát nhỏ trên da. Hơn thế, nha đam còn chứa 75 các thành phần hoạt tính; trong đó có aloin và emodin, có tác dụng giúp giảm đau. Ngoài ra, trong nha đam còn có các hợp chất kháng viêm mạnh.

Bạn có thể mát-xa chỗ đau bằng gel nha đam hoặc uống bổ sung các chế phẩm có trích xuất từ nha đam. Viên uống này có tác dụng giảm đau. Hoặc cho nước ép nha đam vào thức uống khác như sinh tố.

Tuy nhiên, người đang uống thuốc điều trị tiểu đường, thuốc nhuận tràng hay thuốc lợi tiểu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nha đam.

2. Lá bạch đàn

Trích xuất từ lá bạch đàn thường được bổ sung vào các loại kem và dầu trị đau khớp. Bạch đàn có mùi menthol mạnh, thường có mặt trong các trị liệu giảm đau.

Lá bạch đàn chứa tannin, được cho là có tác dụng giảm sưng và đau do viêm nhiễm. Nếu bạn chưa từng sử dụng qua các sản phẩm làm từ bạch đàn, hãy thử nghiệm trước để tránh bị dị ứng. Bôi một lớp trích xuất lá bạch đàn lên gót chân, nếu không có phản ứng tiêu cực sau 24 - 48 giờ thì bạn có thể yên tâm bôi vào các khớp bị đau.

3. Gừng

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, gừng giúp tăng tuần hoàn máu, làm lành các vùng bị viêm nhiễm.

Gừng còn giúp cải thiện đường huyết, bảo vệ khỏi bệnh tim mạch, hạ mức cholesterol xấu, tăng cường chức năng não và giảm nguy cơ phát triển ung thư.

Thành phần hoạt tính gingerol trong gừng giúp giảm đau, là chất chống oxy hóa và giảm viêm. Các nghiên cứu cho thấy, gừng có tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị thấp khớp.

Dùng tươi, phơi khô, bột gừng hay dạng dầu đều tốt cho sức khỏe.

4. Trà xanh

Trà xanh là một trong những thức uống khỏe mạnh nhất cho bạn. Các lợi ích sức khỏe trà xanh mang đến cho chúng ta là: cải thiện chức năng não bộ, đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể, tốt cho sức khỏe chung.

Trà xanh cũng tốt cho người bị thoái hóa khớp và thấp khớp.

5. Nghệ

Nghệ không chỉ mang đến vị ngon miệng cho món ăn, kích thích khẩu vị, tiêu hóa mà còn là một vị thuốc được sử dụng từ rất lâu. Các nhà khoa học đã phát hiện thành phần hoạt tính curcumin trong nghệ có khả năng kháng viêm mạnh.

 
Các nghiên cứu gần đây cho thấy nghệ có tiềm năng làm chậm diễn tiến bệnh thấp khớp. Trung tâm Quốc gia Hoa Kỳ về Sức khỏe Tích hợp và Bổ trợ gợi ý nghệ có tác dụng tốt nhất qua ăn uống. Do vậy, bạn có thể sử dụng nghệ trong nấu ăn.

Tuy nhiên, cũng có thể uống viên bổ sung trích xuất nghệ.

Đức Hòa

(theo Nutrition)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.