GN - Diện tích nước
Mỹ thuật Phật giáo đặc sắc
Tuy Myanmar không có những công trình đền tháp nổi tiếng như Angkor của Campuchia hay Borobudur của Indonesia, nhưng các công trình Phật giáo ở đây rất đa dạng, chi tiết và phát triển toàn diện. Chúng thể hiện qua hai dạng công trình: Chùa (stupa) và Đền. Đền chùa ở đây không làm bằng đá mà xây gạch trát vữa stucco, dễ điêu khắc và trang trí hơn chất liệu đá.
Một góc thị trấn Bagan với hơn 2.000 bảo tháp lớn nhỏ
Stupa thường bố cục theo các loại hình trụ, hình chỏm, hình chuông, chân tháp mở rộng, trên chóp khắc chạm hình búp sen.
Các stupa thường có kích thước lớn, trở thành trung tâm của những quần thể kiến trúc đền chùa phức tạp. Điển hình là khu Chùa Vàng Shwedagon tại thủ đô
Những ngôi đền thờ lại tuân thủ theo 2 lối bố cục mặt bằng: hình vuông dùng làm điện thờ, với nhiều phù điêu nổi tiếng; hình chữ thập phỏng theo kiểu kiến trúc đền trong hang động Ấn Độ. Điêu khắc luôn chiếm phần lớn các trần nhà có dạng vòm hình cung hay cuốn bán nguyệt. Đề tài dựa theo kinh “Bổn sanh” (Jataka) về tiền thân Đức Phật, Bồ-tát, nhất là Đức Quan Thế Âm (Avalokitesvara).
Hoa tiết trang trí trên trần chánh điện
Một góc chùa với rất nhiều bảo tháp
Trong các làng
Mặc dù các chùa Myanmar được xem là di tích lịch sử - văn hóa độc đáo nhất ở Đông Nam Á, có thể sánh ngang với đền Angkor (Campuchia) và đền Borobudur (Indonesia), tuy nhiên đến nay vẫn chưa được ghi vào danh sách các di sản văn hóa thế giới của Unesco. Nguyên nhân chính là việc trùng tu các công trình đền tháp đã không thực hiện theo đúng quy định quốc tế, do việc sử dụng những vật liệu hiện đại, hay mở thêm nhiều con đường mới làm ảnh hưởng đến giá trị của di tích.
Chùa Vàng Shwedagon Paya
Nổi tiếng nhất là chùa Shwedagon Paya xây dựng suốt các thế kỷ thứ 6 - 10 ở thủ đô
Tượng Đức Thích Ca được tôn trí trong chùa
Một pho tượng tại chùa A-nan
Hơn 700 bia đá ghi Tam tạng thánh điển
Từ chân đồi có 4 lối lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp “chinthe” (sư tử thần) canh gác. Lối phía Đông và phía
Đế tháp bằng gạch trát vữa stucco, dát bên ngoài là những tấm vàng. Trên đế tháp là sân hiên mà chỉ có các nhà sư và nam giới mới được phép đi vào. Tiếp theo là khối hình chuông của tháp. Phần trên cùng là chóp mũ tháp, mang dạng các cánh sen, hoa chuối, rồi đến vương miện. Vương miện còn gọi là lọng (hti) được nạm 5.448 viên kim cương và 2.317 viên hồng ngọc. Trên cùng là cánh hình cờ và ở vị trí cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat(15g).
Vàng dát quanh tháp là những tấm vàng dát mỏng do Phật tử cúng dường, được các thợ thủ công tài khéo chế tác bằng kỹ thuật truyền thống. Việc dâng vàng dát này bắt đầu có từ thời hoàng hậu Shin Sawbu.
Không gian khu đền rộng rãi, thoáng mát, nền đá gạch mát lạnh, thật dễ chịu. Người
Đoàn Phật tử Việt Nam nhiễu bảo tháp
Cô tu nữ Liễu Nguyên, một trong những du học sinh xứ Miến
Nơi diễn ra các kỳ thi Tam tạng hàng năm
Ta có thể chiêm ngưỡng khu chùa bằng mắt thường hoặc qua một cái kính viễn vọng nhìn từ xa. Khu Chùa Vàng xuất hiện như một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Phật giáo