Cứ 17 giờ chiều, các sư lại phân công người đi lấy bóng, người lấy lưới, người quét lá dọn sân... Một sân bóng chưa đạt lắm, nhưng đủ để 12 thầy tranh tài.
Các hoà thượng vừa là cổ động viên vừa là những cầu thủ dự bị, sẵn sàng thay người mỗi khi có "vận động viên" trong sân thấm mệt. Giữa hiệp các thầy tập trung xả hơi, bàn về đấu pháp cho hiệp tiếp theo.
Theo một số “cầu thủ” thì sau nhiều giờ ngồi thiền các khớp chân tay mệt mỏi, rã rời, tìm nhiều môn thể thao để chơi nhưng không môn nào được các thầy yêu thích như bóng đá. Các thầy đá bóng để rèn luyện sức khoẻ, tạo lối sống kỷ luật, tương ái. Rõ ràng, ở chốn thiền tự này bóng đá không chỉ là hoạt động thể thao mà nó mang ý nghĩa tu học sâu sắc.

Sau phần khởi động mang tính biểu diễn là những pha bóng hấp dẫn Tư thế "đại bàng tung cánh" Tư thế "đại bàng tung cánh" Càn lướt như chạy trên không Càn lướt như chạy trên không Một cú ta lông đầy ngẫu hứng Một cú ta lông đầy ngẫu hứng Một cú soạc bóng không... ác ý Một cú soạc bóng không... ác ý Một pha phản công tí trúng... Sư thầy tung... chưởng Không dễ ăn đâu nhé Tranh thủ lấy lại sức bằng một bát nước lọc Bơm bóng luôn sẵn sàng Trận đấu luôn quyết liệt bởi chỉ sểnh chân là ra ngồi làm khán giả Cổ động viên làng bên luôn ủng hộ cho... cả hai đội
Thế nên mặc dù thi đấu khá quyết liệt nhưng với cả hai đội, thắng thua không là mục đích thế nên mới luôn có những trận đấu kiểu dạng “mưa bàn thắng” với tỉ số “một chín một mười”…
Trên sân bóng khá rộng, các sư thầy trong bóng áo nâu thi nhau lướt bóng. Họ như những cao thủ tung mình giữa sân để “xuất chiêu” những đường bóng điệu nghệ.
Theo các thầy, đệ tử trong chùa luôn đặt hai chữ hữu hảo của nhà Phật lên hàng đầu, chính vì vậy mà mỗi khi quả bóng lăn vào lưới bất cứ đội nào thì tất cả đều vỗ tay ăn mừng bàn thắng.