Tổng thống Yoon Suk-yeol: “Phật giáo là nền tảng tâm linh của Hàn Quốc”

Tổng thống Yoon Suk-yeol và Đệ nhất phu nhân Kim cầu nguyện
Tổng thống Yoon Suk-yeol và Đệ nhất phu nhân Kim cầu nguyện
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Vừa qua, trong bài phát biểu nhân kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Phật tại một ngôi chùa ở trung tâm thủ đô Seoul, Tổng thống Yoon Suk-yeol của Hàn Quốc đã cam kết sẽ điều hành và giải quyết các vấn đề của quốc gia dựa trên nền tảng của đạo đức và công bằng.

Phát biểu tại chùa Tào Khê, quận Jongno, vị lãnh đạo của Hàn Quốc đã gửi lời cảm ơn đến cộng đồng Phật giáo. Phật giáo thực sự đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp ổn định đời sống xã hội, nâng cao sức khỏe tinh thần của người dân qua nhiều thế kỷ.

Hơn thế nữa, Tổng thống còn cho biết ông luôn ghi nhớ những lời dạy của Đức Phật và cam kết sẽ hỗ trợ những nỗ lực của cộng đồng Phật giáo nhằm hướng dẫn mọi người để có được đời sống bình an, hạnh phúc, hướng thiện và hướng thượng.

Trong khi công nhận Phật giáo là “nền tảng tâm linh của Hàn Quốc”, ông Yoon cũng lưu ý rằng các tín đồ của Phật giáo trong lịch sử đã “đi đầu trong việc xây dựng sự đoàn kết để vượt qua những khủng hoảng mà đất nước phải đối mặt”.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk YeolL

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk YeolL

Ông Yoon cũng nói thêm rằng quốc gia “chỉ có được hòa bình khi chúng ta thấu hiểu được sự khác biệt của mình” và bày tỏ hy vọng rằng “những lời dạy của Đức Phật sẽ giúp chúng ta tiến đến một thế giới mới, hòa bình và hạnh phúc hơn”.

Buổi lễ long trọng này còn có sự tham dự của lãnh đạo Đảng Quyền lực Nhân dân Choo Kyung-ho, lãnh đạo Đảng Dân chủ Park Chan-dae, Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon, Đại sứ Trung Quốc Xing Haiming và một số vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo.

Sau đó, vào ngày 19-5, Tổng thống Yoon và Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee đã tham gia buổi cầu nguyện nhân lễ kỷ niệm sự hồi hương của các bảo vật của Phật giáo ở thế kỷ XIV tại Hoeamsa, tỉnh Gyeonggi. Các bảo vật này đã bị đưa ra khỏi Hàn Quốc một cách bất hợp pháp trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản. Trong bài phát biểu khai mạc của mình, Tổng thống Yoon đã đánh giá rất cao giá trị của các bảo vật “di sản quốc gia quý giá, tượng trưng cho tính xác thực và truyền thống tâm linh của Hàn Quốc”. Sau những nỗ lực đàm phán không ngừng nghỉ từ phía Chính phủ Hàn Quốc, cuối cùng, những di vật cũng được trả lại đúng như ý nguyện cầu của hàng nghìn Phật tử Hàn Quốc.

Vào tháng 4-2023, Đệ nhất phu nhân Kim đã kêu gọi kết nối lại một cuộc đàm phán bị đình trệ về việc trả lại các di vật Phật giáo trong chuyến thăm của bà đến MFA Boston. Vấn đề này cũng bắt đầu dần dần được giải quyết từ đây. Trước đám đông khoảng 10.000 người tham dự, Đệ nhất phu nhân Kim đã cho biết rằng dù là những việc nhỏ nhất thì “bà cũng rất vinh dự khi có thể giúp đỡ hoàn thành những ước nguyện từ lâu cho các nhà sư Hàn Quốc”.

Các di vật được trao trả lại cho chùa Hoeamsa, một cơ sở Phật giáo ở Yangju, tỉnh Gyeonggi, trong đó bao gồm một bộ sưu tập sarira (xá-lợi) của hai nhà sư thế kỷ XIV là Jigong, một nhà sư Ấn Độ còn được gọi là Dhyanabhadra và đệ tử của ngài, nhà sư Naong Hyegeun - cũng như các mảnh vỡ khác liên quan đến Phật Shakyamuni, Phật Kassapa và Phật Dipamkara.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.