Cuộc tranh luận về Đạo và Luật
Gần đây trên các diễn đàn mạng, báo chí, người ta đang tranh luận sôi nổi về ý nghĩa, tác dụng, và cả tính khả thi của việc Luật hóa bổn phận hiếu đễ như Quốc hội Trung quốc vừa ban hành. Có người tán thành nhưng cũng có nhiều người hoài nghi và một số thì phản đối cho rằng xúc phạm. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; Tổng Thư ký Hội Sử học TP.HCM, nhận định: “Một khía cạnh nào đó thì xã hội Việt Nam khá giống xã hội Trung Quốc, cả thời xưa và thời nay... Những vấn đề xã hội Trung Quốc đặt ra luôn là những cảnh báo cần thiết và không hề sớm đối với xã hội VN. Luật Đạo hiếu ra đời ở Trung Quốc, tôi nghĩ, nó đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội nước này. Nó phản ánh tình trạng quan hệ và những trách nhiệm, nghĩa vụ của con cái với cha mẹ, ông bà... không thể chỉ dựa trên nền tảng đạo đức truyền thống, mà cần được điều chỉnh bằng luật pháp cho phù hợp với thực trạng xã hội hiện nay. Luật Đạo hiếu là một thiết chế mới của xã hội, của lịch sử, cũng là của văn hóa đương đại. Khi được hỏi: “Chị cắt nghĩa ra sao sự quan tâm, tranh luận sôi nổi về điều này?”. Chị thẳng thắn cho rằng: “…thực chất cũng là sự phản ánh nhận thức về tình trạng này trong xã hội: thừa nhận có tình trạng “mâu thuẫn, xung đột” giữa thế hệ cha mẹ và con cái, nhưng giải quyết bằng cái “Tình” theo quan niệm đạo đức truyền thống - nhất là của người phương Đông, châu Á; hay bằng cái “Lý” của xã hội hiện đại theo kiểu phương Tây? Đã có luật, tức là sẽ có việc giải quyết tại tòa án, có thể tâm lý đa số chưa sẵn sàng với việc này. (Văn Bảy-Thể thao & Văn hóa 15/7)
Lý hay tình?
Nhưng rất tiếc, cái “Lý”như chị đề cập trong xã hội phương Tây thì “lòng hiếu thảo lại chưa hề được luật hóa trừ một số nước áp dụng trong trường hợp cha mẹ đau yếu cần phải dựa vào medicare thì con cái có một phần trách nhiệm nếu thu nhập cao, còn bình thường thì nhà nước có chế độ hưu bổng hay “tiền già” để hỗ trợ.
Chuyện này mới sao? Không chỉ Trung Quốc, ngay một nước phát triển như
Còn tại Trung Quốc, Luật Đảm bảo quyền lợi Người cao tuổi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới sửa đổi bắt đầu được thực thi kể từ ngày 1 tháng 7, trong đó quy định: “thành viên gia đình không ở chung với người cao tuổi, cần thường xuyên về thăm hoặc hỏi thăm người cao tuổi” đã dấy lên những hoài nghi. Riêng việc “thường xuyên về thăm cha mẹ”, dư luận cho rằng điều khoản này thi hành không dễ dàng. Nhiều bậc cha mẹ ở Trung Quốc cũng như ở những quốc gia công nghiệp khác thường phàn nàn ít gặp con cái mình. Các con thì lấy cớ rằng họ bị áp lực cuộc sống và công việc, khiến cho quỹ thời gian rảnh của họ hết sức hạn chế, eo hẹp. Số cha mẹ sống ở nông thôn khá nhiều, nên lại càng khó cho họ thu xếp thời gian trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ và xu hướng chuyển dịch ra thành phố lớn đối với người trẻ gia tăng. Theo New York Times, có người tỏ ra hoài nghi tính khả thi của luật này. Một nhà văn, Guo Cheng, phê phán rằng “Tình gia tộc là bản chất con người; đưa vào luật là một việc khôi hài. Cũng giống như đòi hỏi những người kết hôn phải luôn có đời sống tính dục hòa hợp”(!). Tuy nhiên, vấn đề bỏ bê cha mẹ là đáng báo động tại Trung Quốc. Năm 2011, Tân Hoa Xã cho biết hơn một nửa con số 185 triệu người già trên 60 sống xa con cái nên sự hỗ trợ tinh thần là hết sức cần thiết đối với người cao tuổi. Tháng 8 năm ngoái, Chính quyền Trung Quốc đã cho in lại “Nhị thập tứ hiếu” - ấn bản mới, để phổ cập cho tuổi trẻ. Bản mới cũng yêu cầu con cái mua bảo hiểm sức khỏe cho cha mẹ và hướng dẫn cha mẹ sử dụng internet. Mặc dù vậy, chính quyền vẫn thấy rằng không thể dựa vào những câu chuyện hay điều răn để giáo huấn lòng hiếu thảo, một truyền thống tốt đẹp của xã hội Trung Hoa ngày xưa.Thế nên “Luật bảo vệ quyền lợi và lợi ích Người cao tuổi “mới ra đời, gồm 9 điều quy định bổn phận và nghĩa vụ làm con. Đạo luật ra đời với mục đích sẽ không còn những oán than về sự thờ ơ, ngược đãi, sự suy đồi đạo đức mà trước đây đăng đầy trên báo chí, TV, các trang mạng…
Nhưng cũng có nhà báo thắc mắc còn vai trò Nhà nước với người cao tuổi thì sao? Họ có làm gì giống như Nhà nước
Cũng không mới với Việt Nam nếu ta nhớ đến Bộ luật Hồng Đức thời Lê Sơ, đạo hiếu được quy định rõ trong Bộ luật Hồng Đức chia ra 10 loại tội ác (Thập ác), trong đó Điều 7 nói về tội bất hiếu: “Bất hiếu là các tội tố cáo hoặc dùng lời lẽ để chửi mắng, bỏ đói, bỏ rét ông bà, cha mẹ, hoặc khi có tang ông bà cha mẹ lại không để tang mà nhởn nhơ vui chơi”. Người phạm tội bị phạt đồ hình, đày đọa làm việc nặng nhọc, bắt làm khao binh vụ cho lính ở chiến trường, và trước khi đưa đi đày, kẻ bất hiếu bị đánh 80 trượng trước xóm làng để răn đe thói hư bất hiếu”.
Nhưng hôm nay, nói đến người phải ngẫm lại mình, chúng ta cũng đang đối đầu với một thực trạng tương tự Trung Quốc, khi đọc trên các phương tiên thông tin đại chúng những tin như:
“Vào đầu năm vừa qua, tại thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội xôn xao câu chuyện ông Nguyễn Văn Q và bà Nguyễn Thị C bị con trai đuổi ra khỏi nhà. Cả cuộc đời, ông bà đã vất vả lăn lộn mưu sinh để nuôi 7 đứa con trưởng thành. Khi các con khôn lớn, vì không muốn làm phiền con cái nên ông bà sống độc lập. Và khi công việc không được thuận lợi, ông bà mới tìm về ở với người con cả. Nhưng rồi cuộc sống chung cũng không kéo dài được bao lâu, ông bà đành chuyển đến nhà người con trai thứ ba để ở. Ở đây, ông bà đã dồn hết những khoản tiền chắt chiu đưa cho con trai xây nhà. Và một việc không ai ngờ tới, đó là khi khánh thành nhà thì cũng là lúc ông bà bị con trai… đuổi ra khỏi nhà. Quá cay đắng, ông bà đành dọn đến một căn nhà ở gần đình làng sống. Bà C mắt mờ, chân chậm không làm được việc gì, ông Q đi bắt tôm cá bán lấy tiền sống qua ngày trước sự thờ ơ của các con”.
“Thời gian gần đây, cư dân mạng rất bất bình về vụ việc cụ Ngô Vi N, 87 tuổi ở Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội) bị chính con gái và cháu rể trải chiếu đặt ra vỉa hè, đuổi cụ ra khỏi nhà. Cụ bị phơi nắng hơn 10g đồng hồ, trước sự phẫn nộ và bức xúc của dư luận và sự tham gia của chính quyền, cụ mới được con gái và cháu rể đưa về căn nhà cũ ở phố Chùa Bộc. Ở tuổi 87, lẽ ra cụ N phải được các con cháu chăm sóc, nhưng ngược lại, họ đùn đẩy trách nhiệm và cuối cùng đẩy cụ ra ngoài đường”(Theo Người đưa tin).
Và còn nhiều chuyện đau lòng khác.
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự chăng? Theo các luật sư, dù VN chưa có Luật hiếu, nhưng những trường hợp như ngược đãi bố mẹ, gây thương tích, tùy vào từng mức độ nặng, nhẹ sẽ bị khởi tố và có thể bị phạt tù. Nhưng thử hỏi, có ông bố bà mẹ nào ở Việt Nam xưa nay lại cam tâm thưa kiện con mình, hơn nữa còn phải giữ gìn thể diện của mình, của gia đình nên đành cam phận. Chỉ khi nào bị gây thương tích như một số vụ việc gần đây, hậu quả xảy ra quá nghiêm trọng, dư luận xã hội lên án thì nạn nhân mới phải lên tiếng…
Có một đạo Hiếu Việt
Ngay tại Singapore, người ta vẫn cho rằng, giải quyết rốt ráo vấn đề vẫn phải dựa vào giáo dục. Gần đây một số đoàn thể nhân dân đã thúc đẩy cuộc thi viết về “văn hóa đạo Hiếu” và bình chọn “khen thưởng đạo Hiếu” v.v.., đã được Chính phủ và các giới xã hội ủng hộ. Hai thành tố chính của đạo hiếu Trung Quốc là “thân thể tóc da không dám tổn thương” và “lập thân hành đạo, nêu tên với hậu thế”; một quan niệm khác do Mạnh Tử nêu lên, đó là “bất hiếu có ba, không người nối dõi là lớn nhất”.
Nhiều người cho rằng chúng ta chia sẻ hay bị ảnh hưởng văn hóa Nho giáo của Trung Quốc nhưng chỉ đúng một phần thôi vì nội dung đạo hiếu của người Việt thời tiền Phật giáo hoàn toàn khác hẳn đạo hiếu của người Trung Quốc. Cần nhớ là trong tiếng Phạn không có một chữ tương đương với chữ Hiếu của tiếng Hán. Từ một nội dung chữ Hiếu như thế, ta mới thấy Lục độ tập kinh, đã lên tiếng phê phán đạo hiếu của người Trung Quốc: “Tôi ở đời lâu năm, tuy thấy Nho sĩ tích đức làm lành, há có ai như đệ tử Phật quên mình cứu người, âm thầm mà không nêu danh ư?”. Đạo hiếu Việt Nam bao gồm cả việc con cái hướng cha mẹ về đường ngay lối thẳng, về nẻo thiện, tránh làm điều ác, nếu cha mẹ sai lạc, chứ không có chuyện “Phụ bảo tử vong, tử bất vong, bất hiếu” như Nho giáo (!).
Quan niệm không con nối dõi (bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại) cũng bị Lục độ tập kinh mạnh mẽ phê phán: “Người đạo cao thì đức rộng. Ta muốn cái đạo vô dục, đạo đó mới quý. Đem đạo truyền cho thần, đem đức trao cho thánh, thần thánh truyền nhau cái sự giáo hóa vĩ đại không hư nát, đó mới gọi là sự nối dõi tốt lành. Nay người muốn lấp nguồn đạo, chặt gốc đức, thì không đáng gọi là kẻ vô hậu ư?”(Lê Mạnh Thát - Lịch sử Phật giáo Việt
Chữ Hiếu của người Việt
“Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con”.
Con luôn nhớ đến cha mẹ dù trong tâm tưởng:
“Chiều chiều mắt ngóng về quê
Buồn ơi áo não lòng tê tái buồn”.
Chữ Hiếu luôn được trân trọng dù ở phương trời nào. Chúng ta nhớ Edmondo de Amicis trong Tâm hồn cao thượng khi người cha nhắc con về thái độ không phải với mẹ: “Trong cuộc đời con có nhiều ngày buồn thảm/Nhưng ngày buồn nhất là ngày con mất mẹ”. Nói như HT.Nhất Hạnh trong Bông hồng cài áo: “Tôi thấy tôi mất mẹ/Mất cả một bầu trời”.
Từ Âu sang Á, từ Đông sang Tây, biểu hiện có thể khác nhau khi người ta có thể gửi mẹ cha vào Viện Dưỡng lão hay lâu lâu mới ghé thăm, tuy biểu hiện khác nhau nhưng tình yêu thì vẫn thế, còn đó, tràn đầy. Ta nghe Celine Dion trong bài Goodbye:
“…Tạm biệt, đó là từ buồn nhất mà con được nghe
Tạm biệt, đó là lần cuối cùng con được mẹ ôm vào lòng
Một ngày nào đó mẹ sẽ nói từ đó và con sẽ khóc
Trái tim con sẽ vỡ tan khi nghe mẹ nói lời tạm biệt…”.
“Goodbye’s the saddest word I’ll ever hear
Goodbye’s the last time I will hold you near
Someday you’ll say that word and I will cry
It’ll break my heart to hear you say goodbye”.
Hay về nỗi nhớ mẹ da diết của người con khi đã trưởng thành được thể hiện sâu đậm qua lời ca Thanks To You của nam ca sĩ Richard Marx.
“…Tình yêu con dành cho mẹ sẽ sống mãi trong trái tim con
Cho đến vĩnh cửu
Con như thấy nụ cười của mẹ trong mắt con của con
Con vẫn luôn là con. Mẹ ơi, cảm ơn mẹ…”
“My love for you
will live in my heart
Until eternity’s through....
I see your smile in the eyes of my child
I am who I am, Mama, Thanks to you…”
Trong những ca khúc dành cho mẹ không thể không nhắc đến Mama của nhóm nhạc đa quốc tịch IL Divo. Từng giai điệu da diết, tình cảm đã đem lại cho người nghe nhiều xúc cảm thiêng liêng về người mẹ. Lời ca của Mama thể hiện rõ sự thấm thía những hy sinh, mất mát của người mẹ trong việc nuôi dạy con cái từ những bước đầu tiên vào đời cho đến khi hạnh phúc khi nhìn thấy con khôn lớn, đi trên con đường của chính mình. Mama còn muốn truyền tải đến người nghe một ý nghĩa sâu sắc: trong thành công của mỗi người con khi trưởng thành đều có hình bóng của người mẹ ở phía sau:
“Mama” - Il Divo
Và còn rất nhiều bài hát nữa trên thế giới này về papa, mama. Suy cho cùng tình yêu thì phổ quát, bất biến như lòng hiếu thảo, dù ở phương trời nào, nền văn minh nào, tiến bộ hay lạc hậu... Con người luôn biết ơn người sinh ra mình, nuôi mình khôn lớn và dạy cho mình bài học đầu đời về TÌNH YÊU …