Thừa Thiên Huế: Triển lãm thư pháp “Thần kinh nhị thập cảnh, thơ của vua Thiệu Trị”

Không gian triển lãm tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, TP.Huế)
Không gian triển lãm tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, TP.Huế)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều 1-8, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (TP.Huế) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm thư pháp với chủ đề “Thần kinh nhị thập cảnh, thơ của vua Thiệu Trị” qua nghệ thuật thư pháp của các tác giả đến từ Hội Thư pháp Truyền thừa Đài Loan (Trung Quốc).
Cắt băng khánh thành triển lãm
Cắt băng khánh thành triển lãm

Tham dự khai mạc có Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán; chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự và Ban Điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán; ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng ban Tổ chức và đại diện lãnh đạo ban ngành các cấp cùng quý vị nhân sĩ trí thức, các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước.

Hòa thượng Thích Hải Ấn phát biểu

Hòa thượng Thích Hải Ấn phát biểu

“Thần kinh nhị thập cảnh” là tuyển tập 20 bài thơ ca ngợi cảnh đẹp đất thần kinh do hoàng đế Thiệu Trị ngự chế gồm 7 cảnh đẹp tự nhiên và 13 cảnh đẹp do con người tạo nên được vẽ tranh đồ họa mộc bản, tranh gương, bản đồng, bia đá được treo tại các cung điện Huế hoặc đặt ngay các thắng cảnh, và khắc in trong sách “Ngự đề đồ hội thi tập” năm 1845.

Trong số 20 bài thơ ca ngợi 20 cảnh đẹp ấy, có 4 bài liên quan đến 4 ngôi danh lam cổ tự nổi tiếng của đất thần kinh, đó là: “Vân Sơn thắng tích” (Cảnh thứ 9: Ca ngợi cảnh đẹp núi Thúy Vân và chùa Thánh Duyên); “Linh Quán khánh vận” (Cảnh thứ 13: Tiếng khánh từ Quán Linh Hựu); “Thiên Mụ chung thanh” (Cảnh thứ 14: Tiếng chuông chùa Thiên Mụ); “Giác Hoàng Phạn ngữ" (Cảnh thứ 17: Tiếng Phạn âm tụng kinh từ chùa Giác Hoàng).

20 bài ngự chế đã được các nghệ nhân, nhà nghiên cứu thư pháp thuộc Hội Thư pháp Truyền thừa Đài Loan (Trung Quốc) tái hiện thành 53 bức thư pháp với nhiều thế chữ khác nhau như: Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảo để triển lãm, trưng bày cho công chúng thưởng ngoạn.

Ngự chế “Thiên Mụ chung thanh” được các tác giả thể hiện qua thư pháp chữ Hán với loại hình bút pháp Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảo

Ngự chế “Thiên Mụ chung thanh” được các tác giả thể hiện qua thư pháp chữ Hán với loại hình bút pháp Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảo

Ban Tổ chức cho biết, việc trưng bày các tác phẩm thư pháp này là minh chứng cho sự lan tỏa của những giá trị văn hóa Việt Nam trong lộ trình hội nhập văn hóa quốc tế, cũng là sự khẳng định tầm vóc của những giá trị di sản mang tính chất toàn cầu mà di sản văn hóa cố đô Huế đang ẩn chứa.

Hoàng đế Thiệu Trị là vị vua thứ 3 của vương triều Nguyễn. Ông nổi tiếng là vị vua hết mực hiếu đạo, có tâm hồn văn chương, yêu cảnh giang sơn cẩm tú. Tuy chỉ trị vì trong khoảng thời gian 7 năm (từ 1841 đến 1847) nhưng ông đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa - tâm linh hết sức có giá trị, mà “Thần kinh nhị thập cảnh” chính là một trong số những di sản văn hóa quý giá ấy.

Trong khoảng thời gian trị vì ngắn ngủi của mình, cùng với việc lãnh đạo đất nước, chấn chỉnh triều cương, hoàng đế Thiệu Trị cũng đã cho tu bổ nhiều ngôi già lam, xây dựng chùa tháp, san khắc kinh điển, hết lòng hộ trì Phật pháp.

Triển lãm được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm tham dự

Triển lãm được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm tham dự

Vào năm 1844, cùng với việc cho trùng tu chùa Thiên Mụ và dựng tháp Phước Duyên, nhân lễ Bát tuần Thánh thọ của bà nội mình là Nhân Tuyên Từ Khánh thái hoàng thái hậu, vua Thiệu Trị cũng đã cho xây dựng chùa Diệu Đế tại phía đông kinh thành, chính ngay trên mảnh đất vốn là tiềm để của mình. Việc tu bổ chùa chiền, kiến tạo tự vũ, theo nhà vua tâm sự, chỉ nhằm mục đích: “Vị dân đản nguyện phúc bàng hồng” - tức “Chỉ với tâm nguyện mưu cầu quả phúc cho bá tánh, muôn dân”.

Triển lãm được diễn ra từ ngày 1-8 đến ngày 10-8 để du khách thưởng lãm.

Chư tôn đức tham dự khai mạc triển lãm

Chư tôn đức tham dự khai mạc triển lãm

Ông Phan Thanh Hải giới thiệu các tác phẩm “Thần kinh nhị thập cảnh" đến chư tôn đức và quan khách tham dự

Ông Phan Thanh Hải giới thiệu các tác phẩm “Thần kinh nhị thập cảnh" đến chư tôn đức và quan khách tham dự

Việc trưng bày các tác phẩm thư pháp là minh chứng cho sự lan tỏa của những giá trị văn hóa Việt Nam trong lộ trình hội nhập văn hóa quốc tế
Việc trưng bày các tác phẩm thư pháp là minh chứng cho sự lan tỏa của những giá trị văn hóa Việt Nam trong lộ trình hội nhập văn hóa quốc tế
Và khẳng định tầm vóc của những giá trị di sản mang tính chất toàn cầu mà di sản văn hóa cố đô Huế đang ẩn chứa
Và khẳng định tầm vóc của những giá trị di sản mang tính chất toàn cầu mà di sản văn hóa cố đô Huế đang ẩn chứa
20 bài ngự chế đã được các nghệ nhân, nhà nghiên cứu thư pháp thuộc Hội Thư pháp Truyền thừa Đài Loan (Trung Quốc) tái hiện thành 53 bức thư pháp với nhiều thế chữ khác nhau
20 bài ngự chế đã được các nghệ nhân, nhà nghiên cứu thư pháp thuộc Hội Thư pháp Truyền thừa Đài Loan (Trung Quốc) tái hiện thành 53 bức thư pháp với nhiều thế chữ khác nhau
Du khách nước ngoài thưởng lãm

Du khách nước ngoài thưởng lãm

Triển lãm được diễn ra từ ngày 1-8 đến ngày 10-8
Triển lãm được diễn ra từ ngày 1-8 đến ngày 10-8

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.