_resize.jpg)
Tác giả Thích Minh Hiền
Đây là triển lãm lần thứ 7 của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phật giáo Thích Minh Hiền. Và, “Tây Đông Tuyết và Hoa” là tên gọi của mỗi cuộc triển lãm. Một liên thông ẩn ngữ được đan kết bởi các tác phẩm nhiếp ảnh đã đưa hai dòng Tây Mật và Đông Mật của Phật giáo giao thoa vào nhau trong một không gian huyền ảo của sắc màu và ánh sáng. Tác giả Thích Minh Hiền đã vân du khắp dải Tây - Đông Mật giáo. Bằng con mắt thiền trầm mặc và sâu lắng, tác giả đã khéo chọn cho mình cách biểu đạt giàu tính nhân văn và triết lý Phật giáo, nhưng cũng rất tươi sáng, đầy sức sống hiện hữu của cõi nhân gian.
Theo tác giả Thích Minh Hiền, “Tây Đông tuyết và hoa” là một ẩn ngữ để biểu đạt hai dòng tu mật tông Tây Mật và Đông Mật của Phật giáo. Dòng Tây Mật xuất xứ từ vùng tuyết trắng
_resize.jpg)
_resize.jpg)
_resize.jpg)
Các tác phẩm triển lãm
Đến với triển lãm, người xem được chiêm ngưỡng những khoảnh khắc sống động trong sự trầm uẩn của không gian và thời gian, cùng sự quán chiếu mang chiều sâu triết học. Từ thế gian cho đến xuất thế gian đều chan chứa nhân sinh quan Phật giáo. Phật pháp thấm đẫm và lan tỏa trong mọi ngóc ngách của cuộc sống xã hội ở Tây Tạng, đã làm nên dòng Tây Mật kỳ bí, trải suốt nhiều vùng lãnh thổ quanh dãy Hymalaya (Népal, Bhutan, Tây Tạng, Mông Cổ). Nhưng chính thiên nhiên là khởi thủy cho nét huyền phiêu của xứ sở Tây Tạng, nơi tuyết trắng mù sa, nơi mặt trời đi ngủ muộn. Mật giáo Tây Tạng đã tạo nên những cảm xúc bất ngờ cho những ai có duyên lành, một lần đến để một lần thấy. Tây Tạng trùng điệp núi tuyết và hoang mạc, ngắm nhìn những tấm ảnh khiến ta phải ngưỡng vọng trước cuộc sống diệu kỳ của nắng, gió, tuyết… và mây.
_resize.jpg)
_resize.jpg)
_resize.jpg)
Các tác phẩm triển lãm
Mỗi bức ảnh là một thông điệp mà tác giả muốn gởi đến người xem như thể mượn cảnh tả tình, lấy sự hữu vi để biểu đạt cái vô vi bất diệt. Chiêm ngưỡng bức ảnh Bạch vân thụy tuyết, ta vô cùng kinh ngạc trước vẻ đẹp kỳ lạ của mùa Xuân. Không một lá cây ngọn cỏ, chỉ có những núi tuyết, tưởng như không gian chìm lút trong sắc Đông u ám. Nhưng có phải tuyết đang muốn tan chảy, mùa Xuân ẩn náu trong những đám tuyết mềm mại kia, để khoe cùng đất trời cảnh tượng kỳ vĩ: mây trắng tuyết trong màu xuân sắc, bích thủy hồng mai tận triều huy. Bức ảnh Bạch vân thanh sơn (mây trắng núi xanh) đem đến cho người xem một chân lý, dù vĩnh cửu như núi, dù vô thường như mây, nhưng cả hai đều nương vào nhau trong một tổng thể bất biến của thiên nhiên: núi. Nhiều bức ảnh tại triển lãm khiến ta thán phục trước vẻ đẹp kỳ bí của thiên nhiên, tuyết và hoa. Song hành cùng Tây Mật là Đông Mật, một nửa triển lãm đưa ta đến xứ Phù Tang, nơi tôn nghiêm những mái chùa cổ kính. Những sắc hoa Sakura trắng thuần khiết an trụ trong tĩnh lặng và bình yên. Hoa Sakura (anh đào gồm: mận, mơ, đào…) ở Nhật Bản là biểu tượng của không gian và thời gian, làm nên sức sống bất tận của mùa Xuân. Dọc những bờ sông, ven đường, trong khuôn viên cổ tự, nơi đâu cũng hiện hữu những hàng anh đào nở hoa trắng muốt như sương khói mờ ảo. Thấp thoáng dưới bóng anh đào là mái chùa cổ kính, con đường uốn khúc quanh quanh, tạo cảm giác bình yên.
Có thể nói, Tây Đông tuyết và hoa là một không gian thưởng ngoạn giúp tâm hồn ta lắng lại khi vân du trong thế giới của tuyết, mây, hoa, lá để cảm nhận hết những vẻ đẹp nguyên sơ và tinh khiết, cũng như sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người.