Sự chuyển hóa kỳ diệu trong âm nhạc của Đàm Thuẫn

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1191 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1191 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Vừa qua, Royal Festival Hall ở LONDON (vương quốc Anh) đã tiếp đón nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng người Mỹ gốc Hoa Đàm Thuẫn.

Ông là người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng,dàn hợp xướng London và dàn hợp xướng giao hưởng Trung Quốc tại London trong lần hợp tác đầu tiên của họ với vở nhạc kịch Buddha Passion được lấy cảm hứng từ chuyến viếng thăm hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng, Trung Quốc.

Có rất nhiều sự tán thưởng rất ấn tượng của giới chuyên môn dành cho Đàm Thuẫn và quả thật, đây là một dự án cá nhân rất đặc biệt đối với ông ấy - một sáng tác mang thông điệp vượt qua mọi ranh giới về chủng tộc, địa lý và thời gian. Trong tác phẩm này, Đàm Thuẫn đã đưa “những bức bích họa âm nhạc” và những bản thảo của hang động Mạc Cao vào thế giới của “chư thiên”, bởi ông cho rằng âm nhạc cũng giống như những chư thiên hay thiên thần, là nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại cũng như sự khác biệt về văn hóa và những thông điệp về lòng yêu thương của nhân loại.

Được trình diễn với sáu phần liên tục, lời thoại của vở opera Buddha Passion (không hoàn toàn là một vở opera) được phiên âm sang tiếng Trung, tiếng Phạn và tiếng Anh giúp khán giả bắt kịp các cuộc đối thoại được biểu diễn, những màn trao đổi hài hước và các phân đoạn thể hiện về thần chú. Một khi có thể cảm nhận được những gì Đàm Thuẫn đang hình dung trong khoảnh khắc đó, khán giả có thể nhắm mắt lại và đắm mình trong những âm thanh huyền bí. Vì vậy, đây thực sự là một trải nghiệm hoàn hảo.

Tác phẩm của Đàm Thuẫn mời chúng ta hòa vào những âm hưởng của hang động cổ xưa, mở đầu bằng tiếng vĩ cầm vừa ngân nga vừa dồn dập như những nhịp đập của trái tim mang đến cho người nghe những cảm giác sâu xa huyền bí trong suốt buổi biểu diễn.

Chũm chọe (Tingsha), đá cuội, gỗ, chuông như một dàn đồng ca vang lên trong phần Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Bạn như đang ở giữa cái lạnh tê buốt của Đôn Hoàng khi giọng ca chính Batubagen lên sân khấu với màn trình diễn một bài hát bản địa và cách ông chơi nhạc cụ là một loại cổ cầm của Đôn Hoàng đã thực sự gây ấn tượng đối với khán giả.

Mục đích của Đàm Thuẫn là biến những bức tranh hang động Phật giáo cổ xưa thành âm nhạc. Ngoài ra, thông qua những sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống âm nhạc Đông-Tây, Đàm Thuẫn muốn tái hiện lại cuộc đời của Thái tử Tất-đạt-đa, sự kiện giác ngộ, những lời dạy tâm linh và những câu chuyện về tổ tiên của chính ông. Bi kịch và hài hước cũng được truyền tải bằng âm thanh của một dàn nhạc hoành tráng có thể lấp đầy bất kỳ một hội trường nào, giọng hát của Huiling Zhu, Kang Wang và Shenyang cũng là những điều tuyệt vời dành cho khán thính giả.

Có vài khoảnh khắc nổi bật như tiếng hát bản địa, sự tĩnh lặng của Niết-bàn, khu vườn thiền và nhiều điều khác nữa đã đem đến ý nghĩa thực sự cho buổi biểu diễn. Thông điệp và những lời dạy về lòng từ bi vô lượng, không ngằn mé cũng được thể hiện một cách sâu sắc với Buddha Passion.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.