Phái đoàn Hội Nghiên cứu Tương lai Việt Nam - Nhật Bản diện kiến Đức Pháp chủ GHPGVN

Hòa thượng Shioiri Hodo, Giáo sư danh dự, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trường Đại học Taisho Tokyo chào Đức Pháp chủ GHPGVN - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
Hòa thượng Shioiri Hodo, Giáo sư danh dự, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trường Đại học Taisho Tokyo chào Đức Pháp chủ GHPGVN - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 13-10, nhân chuyến làm việc thực tế của Hội Nghiên cứu Tương lai Việt Nam - Nhật Bản tại Việt Nam, phái đoàn đã đến chùa Huê Nghiêm (TP.Thủ Đức, TP.HCM) diện kiến Đức Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng.

Tham dự buổi tiếp của Đức Pháp chủ có các vị Thư ký Văn phòng Đức Pháp chủ: Thượng tọa Thích Giác Dũng, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM; Thượng tọa Thích Tâm Hải, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ.

Tại buổi diện kiến Đức Pháp chủ, bà Kamibayashi Chieko, Giáo sư danh dự Đại học Housei Tokyo (法 政 大 学), Trưởng đoàn, bày tỏ niềm vinh dự được Đức Pháp chủ GHPGVN dành thời gian tiếp đoàn.

Giáo sư Kamibayashi Chieko, Đại học Housei Tokyo

Giáo sư Kamibayashi Chieko, Đại học Housei Tokyo

Bà cho biết Hội Nghiên cứu Tương lai Việt Nam - Nhật Bản (Việt Nam - Nhật Bản Mirai Juku) tập trung nghiên cứu các vấn đề lao động, kinh tế, xã hội vì quan hệ hữu nghị và phát triển giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Trong chuyến làm việc thực tế tại Việt Nam lần này, phái đoàn sẽ làm việc với các cơ quan chuyên trách, nghiên cứu thực tế về luật lao động và chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam nhằm tạo môi trường tốt nhất có thể cho lực lượng lao động, học tập và nghiên cứu của người Việt tại Nhật được diễn tiến ngày càng tốt đẹp hơn.

Giáo sư Kamibayashi Chieko đánh giá cao vai trò của Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản trong việc hỗ trợ, giúp đỡ và làm cầu nối giữa nguồn nhân lực Việt Nam làm việc và học tập tại Nhật Bản, qua đó nhận thấy vai trò quan trọng Phật giáo và mong muốn tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này.

“Mục đích của chuyến thăm này là nghiên cứu, phân tích số lượng lao động phổ thông của Việt Nam ngày càng tăng trong số lao động nước ngoài tại Nhật Bản, đồng thời tìm hiểu tình hình phái cử nhân lực ra nước ngoài tại Việt Nam và thực trạng của cộng đồng văn hóa Việt Nam.”, Giáo sư Kamibayashi Chieko nói.

Quang cảnh buổi diện kiến Đức Pháp chủ tại chùa Huê Nghiêm

Quang cảnh buổi diện kiến Đức Pháp chủ tại chùa Huê Nghiêm

Hòa thượng Shioiri Hodo, Giáo sư danh dự, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trường Đại học Taisho Tokyo (大 正 大 学 常 務 理 事), vị Tăng sĩ duy nhất đồng thời phụ trách Phó đoàn, thuộc Thiên Thai tông, trân trọng nhắc lại thời gian Đức Pháp chủ GHPGVN tham học và nghiên cứu tại Đại học Rissho; chuyến thăm Đại học Taisho và các Đại học khác ở Nhật Bản của Đức Pháp chủ vào năm 2018.

Hòa thượng cũng cho biết với vai trò của mình hiện tại, bên cạnh tham gia nghiên cứu về lĩnh vực nguồn nhân lực lao động Việt Nam tại Nhật, Đại học Taisho cũng sẵn sàng tiếp nhận du học sinh, nghiên cứu sinh là Tăng Ni, công dân Việt Nam.

Hòa thượng Shioiri Hodo, Giáo sư danh dự, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trường Đại học Taisho Tokyo

Hòa thượng Shioiri Hodo, Giáo sư danh dự, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trường Đại học Taisho Tokyo

Hòa thượng Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trường Đại học Taisho bày tỏ mong muốn được đến thăm, làm việc cụ thể với Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM trong thời gian chuyến đi thực tế Việt Nam lần này.

Đáp từ, Đức Pháp chủ GHPGVN cảm ơn Giáo sư Kamibayashi Chieko, Hòa thượng Shioiri Hodo và phái đoàn đã có những tình cảm tốt đẹp với Việt Nam nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng cũng như bản thân ngài.

Dịp này, ngài chia sẻ về đặc điểm của đất nước, văn hóa, lịch sử và Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng những dị đồng giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. “Phật giáo là yếu tố có nhiều sự tương đồng và có thể qua đó giúp nâng cao mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước chúng ta.”, Đức Pháp chủ GHPGVN nhận định.

Đức Pháp chủ hoan hỷ đáp từ, chia sẻ về những dị đồng giữa văn hoá giữa hai nước và cho biết Phật giáo là yếu tố truyền thống nhằm phát huy mối tương quan tốt đẹp đã từng có trong quá khứ, duy trì cho đến ngày nay
Đức Pháp chủ hoan hỷ đáp từ, chia sẻ về những dị đồng giữa văn hoá giữa hai nước và cho biết Phật giáo là yếu tố truyền thống nhằm phát huy mối tương quan tốt đẹp đã từng có trong quá khứ, duy trì cho đến ngày nay

Đức Pháp chủ đánh giá cao công việc và mục đích chuyến công tác thực tế Việt Nam của phái đoàn.

“Mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài phải được xây dựng trên sự thấu hiểu về luật pháp, chính sách giữa hai quốc gia, trong đó có văn hóa và tôn giáo.”, ngài nói.

Đại lão Hòa thượng Pháp chủ cũng mong muốn phái đoàn có những tìm hiểu để gợi ý định hướng nghề nghiệp, tạo điều kiện tốt hơn cho người Việt Nam có nhu cầu học tập, nghiên cứu, lao động và sinh sống tại Nhật Bản, đã tốt đẹp thì ngày càng được tốt đẹp hơn.

Phái đoàn tại chùa Huê Nghiêm

Phái đoàn tại chùa Huê Nghiêm

Liên quan tới việc hợp tác về giáo dục đào tạo giữa Đại học Taisho và Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Đức Pháp chủ chỉ định Thượng tọa Thích Giác Dũng, Phó Viện trưởng, Trợ lý Viện trưởng, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Bukkyo (Kyoto) trách nhiệm làm việc với phái đoàn, tại Học viện vào ngày 17-10-2024 như công văn đã gởi trước đó và theo đề nghị của Hòa thượng Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trường Đại học Taisho.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.