>> Pakistan: Một địa danh Phật giáo được tái phát hiện
Các tác phẩm chạm khắc trên đá và các tàn tích gần đây đã được phát hiện tại đồi Kirana thuộc phía tây bắc Chiniot. Khu vực này còn được phổ biến với cái tên Punj Peer. Các quan chức thuộc Cục Khảo cổ học cho biết sau khi kiểm tra nền đá và các khe hở, họ cho rằng đây là những bức tường của một ngôi tháp.
Hầu hết các địa điểm và di tích đều đã được khám phá bởi Lok Baithak. Đá Kirana, gạch nung, gốm, xương động vật và con người cho đến nay đã được tìm thấy trong chín mẫu đất.
Đồng xu vàng đã được phát hiện
Umar Daraz, thuộc Lok Baithak, cho biết rằng một đồng xu vàng đã được phát hiện bởi nhóm từ một trong tám gò đất. Ông từ chối xác định vị trí, nhưng cho biết địa điểm này cần phải trải qua nhiều lần khai quật nữa.
Các dấu hiệu trên đồng tiền, mô tả một nữ thần đang cho một đứa trẻ ăn, với sự giúp đỡ của các nhà khảo cổ học đã xác định đồng tiền xu này có từ thời Kushana.
Afzal Khan, phó giám đốc Cục Khảo cổ học, nói rằng nó đã được so sánh với các đồng tiền khác của thời kỳ này đang được trưng bày tại các viện bảo tàng Lahore và Taxilla. Ông cho biết đồng xu này có thể sẽ được trưng bày tại một trong các viện bảo tàng tại Faisalabad và Kallar Kahar.
Theo ông Khan thì cho đến nay không có các bức ảnh chụp các hình chạm khắc đá tại đồi Kirana, được phát hiện vào năm 1995, được công bố.
Ông cho biết thêm đó là các bức chạm khắc phức tạp và tinh tế mô tả cảnh những người đàn ông đang ngồi trên lưng ngựa trong tư thế chiến đấu được dự đoán trong khoảng thời gian Alexander đại đế xâm chiếm khu vực này.
Tác phẩm chạm khắc gần đây nhất cách đây khoảng 300 năm. Ba vòng tròn chồng chéo lên nhau được chạm khắc ở Kirana chỉ ra rằng cư dân của những ngọn đồi này là các tín đồ Phật giáo.
Các hình khắc khác gồm có bàn tay, bàn cờ, tàu và những bông hoa.
Một số nhà sử học cho rằng địa điểm này có thể là nơi chôn vùi OJAN hay OJAIAN, một trường đại học Phật giáo cùng thời với trường Đại học Julian ở Taxilla - hai trường đại học Phật giáo thời đó.