Nhiều hỷ lạc trên hành trình về đất Phật

GNO - Sau 3 giờ 45 phút bay thẳng từ TP.HCM do Vietravel tổ chức, đoàn chúng tôi tới sân bay Bodhgaya, bang Bihar (Ấn Độ), bắt đầu chuyến hành hương về bốn Thánh địa thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, Nepal.

2a.jpg
Tại tháp Đại bồ-đề, được xây dựng khoảng thế kỷ I, II sau Công nguyên và cũng trải qua
nhiều đợt trùng tu. Đoàn hành hương Việt Nam lắng tâm nghe TT.Thích Kiến Tuệ nói về nơi Phật Thành đạo

Nụ cười hoan hỷ, niềm tin, sự thương mến, sẻ chia luôn là không khí trong chuyến đi. Vì trong suốt thời gian di chuyển, đoàn được nghe những thông tin về lịch sử Đức Phật tại các thánh tích, được nghe quý thầy chia sẻ về những lời Phật dạy, được thực tập ngồi yên, thiền hành, quanh các thánh tích để “Tâm thâm tín hoan hỷ” luôn tròn đầy.

Thỉnh thoảng dòng cảm xúc dâng lên trên gương mặt khi Phật tử được trực tiếp đặt chân tới nơi Đức Bổn Sư đản sanh, thuyết pháp, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập Niết-bàn.

Được sự tưới tẩm năng lượng lành nên nhiều hạt mầm bén sâu gốc rễ - nhiều thành viên trong đoàn đã phát nguyện quy y Tam bảo và được chư tôn đức làm lễ tại chùa Đại Lộc.

Thánh địa đầu tiên trong hành trình 6 ngày 5 đêm do Vietravel hướng dẫn, đoàn được chiêm bái là Bồ Ðề Ðạo Tràng (Mahabodhi) nơi Phật thành đạo.

4a1.jpg
Cây bồ-đề khỏe mạnh cao vút, xung quanh là đoàn Phật giáo các nước ngồi thiền, thiền hành

9a.jpg
Trong tháp là một tượng Phật thếp vàng ngồi thanh tịnh

12a.jpg
Đường lên núi Linh Thứu

13a.jpg
Trước khi lên tới đỉnh Linh Thứu, khách hành hương có thể viếng các động thiền định của Ngài Ca Diếp, Xá Lợi Phất… nhiều thế hệ khách hành hương đã đến chỗ này, những cửa động bằng đá dát vàng lấp lánh

14a.jpg
Núi Linh Thứu (Gridhakuta Peak) - nơi Phật giảng bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa

15a.jpg
Những cành hoa Huệ, nén nhang Việt Nam được thắp lên dâng tấm lòng của người con Phật

18a.jpg
Nalanda
được xây dựng trong thế kỷ thứ II sau công nguyên, là Viện Phật học đầu tiên của thế giới. Đây là nơi các vị luận sự nổi tiếng như ngài Long Thụ, Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Trần Na giảng dạy, là nơi các vị tổ thiền Ấn Độ lưu trú, là chỗ đón tiếp khách hành hương đến học tập như ngài Pháp Hiển, Huyền Trang. Trong thời kỳ cực thịnh có đến 10.000 Tỳ-kheo tu học tại đây

19a.jpg
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ XII, Nalanda bắt đầu bị tín đồ Hồi giáo tàn phá;
 năm 1235 hai tu viện cuối cùng bị hủy diệt và đó cũng là thời kỳ Phật giáo suy tàn tại Ấn Độ.

20a.jpg
Các em học sinh Ấn Độ được giáo viên giới thiệu về Viện Phật giáo Nalanda

22a.jpg
Đoàn Phật tử ngồi thiền trước hồ nước thiên nơi
Thánh địa thứ hai là vườn Lâm Tỳ Ni - huyền sử chép nơi rồng hiện lên tắm Phật

24a.jpg
Nhiều đoàn Phật giáo các nước ngồi thiền hướng về nơi thờ Hoàng hậu Ma-da

26a.jpg
Trụ đá được xây dựng vào năm 259 TCN bởi Vua A Dục tại Lâm Tỳ Ni có dòng chữ “Hai mười năm sau khi đăng quang, nhà vua vua A Dục đến đây và tỏ lòng ngưỡng mộ vì Phật, người minh triết của dòng Thích Ca, đã được sinh tại đây. Làng Lâm Tỳ Ni được miễn giảm khỏi đóng thuế…”

27a.jpg
Tôn tượng Phật đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni

28a.jpg
Thánh địa thứ ba là Vườn Lộc Uyển (Sarnath, Nepal), nằm ở ngoại ô Varanasi,
là nơi Phật giảng bài pháp đầu tiên - “Kinh chuyển Pháp luân” cho năm anh em Kiều Trần Như

29a.jpg
Bảo tháp Dhammek nơi Phật thuyết bài pháp đầu tiên. Tháp được xây thế kỷ thứ III trước Công nguyên

30a.jpg
Phật tử thành tâm hướng tâm thanh tịnh

31a.jpg
 Thành kính - nơi thành lập Tăng đoàn đầu tiên

32a.jpg
Trụ đá của vua A Dục với dòng chữ “Tăng đoàn không được chia rẽ.
Dù Tăng hay Ni, ai chia rẽ Tăng đoàn, người đó phải mặc áo trắng và ở một nơi không có Tăng đoàn”

33a.jpg
 Đoàn Phật tử nhiễu y quanh tháp Đại bát Niết-bàn – thánh địa thứ tư của Phật giáo

 35a.jpg
“Này chư vị, thật vậy, các pháp hữu vi đều vô thường, hãy tinh tấn”, sau đó Ngài đi vào thiền định, từ sơ thiền đến các xứ định rồi trở lại sơ thiền… và cuối cùng đúng lúc nửa đêm “ngài nhập Tứ thiền, lặng lẽ mà đi”. Ngài bỏ ứng thân bằng xác thịt này, bỏ một tâm thức mang tính cá thể và đạt tới một dạng bất khả tư nghì mà chúng ta gọi là “Đại Niết-bàn”

38a.jpg
Nhiều Phật tử xúc động khi lễ kính tôn tượng Đức Như Lai nhập diệt. Tượng Đức Như Lai nhập Niết-bàn, ngài nằm đầu hướng về phía Bắc như đang ngủ

39a.jpg
Nơi đây hơn hai ngàn năm trăm năm trước có một vị đạo sư cũng lìa đời như mọi sinh vật trên trái đất này. Ngài chủ động lấy chính cuộc sống của mình, để chỉ dạy cho con người những nhận thức và phương pháp giải thoát khỏi dòng sinh tử

40a.jpg
Nơi cử hành lễ trà tỳ của Đức Phật

44a.jpg
Viếng chùa Đại Lộc -  là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Việt Nam trên đất Phật

Như Danh thực hiện

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.