Nên thận trọng với các pháp Thiền ngoài Phật giáo

GN - HỎI: Tôi là Phật tử, hiện đang tu tập niệm Phật theo pháp môn Tịnh độ. Vì thân mang nhiều bệnh nên gần đây tôi được một người bạn giới thiệu học thiền để chữa bệnh. Sau khi đăng ký học, tôi được biết pháp thiền ấy là thiền Trường sinh học, khai mở các luân xa, nghe nói có nguồn gốc từ các vị sư Phật giáo. Tuy vậy, những vị đứng đầu dòng thiền này hiện không theo tôn giáo nào cả.

Học thiền này được một thời gian, tôi thấy bệnh có phần bớt. Vì bên dạy thiền cũng không có điều kiện gì ràng buộc nên tôi nghĩ học cho có sức khỏe để tu tập niệm Phật được tốt hơn. Tuy vậy, tôi vẫn băn khoăn. Học thiền này có vi phạm gì với các điều luật của Phật tử đã theo Phật giáo? Có bị tạp tu không? Có ảnh hưởng gì đến sự tu tập theo pháp môn Tịnh độ?

(THIỆN NGHĨA, Võ Thị Sáu, P.3,
TP.Sóc Trăng)

thientap.jpg


Tư thế tay trong thiền tọa của Phật giáo - Ảnh minh họa

ĐÁP:

Bạn Thiện Nghĩa thân mến!

Trước hết, bạn cần biết rõ, thiền Trường sinh học khai mở các luân xa không phải là thiền Phật giáo. Bạn học thiền này (trong một thời gian nhất định) với mục đích dưỡng sinh nhằm tăng cường sức khỏe, theo tinh thần phương tiện của Phật giáo thì vẫn được, không trở ngại gì.

Tuy nhiên, hiện nay có một số người ở một vài nơi, họ nhân danh tập thiền để dưỡng sinh rồi âm thầm truyền đạo mới, cải đạo Phật tử. Vì thế, hàng Phật tử cần nâng cao cảnh giác với các lớp thiền này.

Muốn không bị tạp tu, không ảnh hưởng đến pháp môn Tịnh độ mà bạn đang hành trì,  bạn nên dừng tu thiền Trường sinh học này. Bạn có thể học thêm một khóa thiền Phật giáo để nâng cao sức khỏe, hay nỗ lực niệm Phật đạt đến nhất tâm thì nghiệp chướng tiêu trừ, thân tâm an lạc.

Chúc các bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.