Lễ hội đền Huyền Trân: Khói hương quyện toả ...

Ông Ngô Hoà, đánh trống khai mạc lễ hội
Ông Ngô Hoà, đánh trống khai mạc lễ hội
(GNO- THỪA THIÊN HUẾ): Trong không khí ấm áp của mùa xuân, từ rất sớm trên những nẻo đường dẫn về Đền Huyền Trân tại núi Ngũ Phong, Huế vào những ngày 8 và 9 tháng Giêng Kỷ Sửu này đã có rất đông người trong trang phục chỉnh tề cùng nhau đi trẩy hội Đền Huyền Trân.

Quan cảnh Đền Huyền Trân nằm giữa núi đồi hồ nước có thông reo, có chim hót, có tiếng chuông Hoà Bình trên đỉnh núi Ngũ Phong điểm chậm rải như càng làm cho non nước phong cảnh nơi đây vốn đã rất hữu tình thì trong những ngày này hình như vẽ đẹp đó càng được tăng thêm bới sự tô điểm của sắc màu tâm linh huyền nhiệm. Không ồn ào, mẹ dắc con, bà dắc cháu, anh dắc em và cả những đôi trai gái dắc nhau trong tâm niệm thiết tha hướng về một sự tri ân sâu lắng nhất dành cho Công chúa Huyền Trân.

huyentran-1.gif

Dòng người về dự hội

huyentran-2.gif

HT Thích Chơn Thiện và HT Thích Giác Quang tham dự lễ

huyentran-3.gif

Chư Ni của Thừa Thiên -Huế tham dự lễ hội

huyentran-4.gif

Đông đảo nhân dân trong vùng lần lượt vào tham dự

Quan sát người dân thập phương về dự hội mới hay nếu chỗ nào có hội là chỗ đó có đông người, đã thế lễ hội mang tính tâm linh tri ân lại càng đông người hơn, họ đến chỉ để tỏ lòng biết ơn bằng một nén hương lòng. Có thế mà chị Hương, một lâu ngày đi làm ăn xa cũng về dự lễ và bày tỏ tình cảm rất tha thiết với quê hương, với lễ hội Đền Huyền Trân: “năm nay trời đẹp, lòng người cũng đẹp, lễ hội dạt dào sâu lắng quá, chúng tôi và cả mọi người dâng hương lên Công chúa Huyền Trân trong tâm trạng rất tươi vui và phấn khởi, hy vọng là năm mới Kỷ Sửu sẽ tốt đẹp mãi như sự khởi đầu những ngày hội này...”

hyentran-5.gif
huyentran-6.gif

Toàn cảnh lễ hội

hyentran-7.gif

Ông Phan Tiến Dũng đọc diễn văn khai mạc

huyentran-8.gif

Màn phụ hoạ cho bài diễn văn

huyentran-9.gif

Ông Ngô Hoà, đánh trống khai mạc lễ hội

huyentran-10.gif

Hoạt cảnh đám cưới Huyền Trân

Chương trình khai mạt lễ hội nhẹ nhàng chỉ chưa đầy 30 phút, dưới sự tham dự của các ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh Uỷ tỉnh TT Huế, ông Nguyễn Chiến Thắng, Thứ Trưởng Bộ Văn hoá Thể Thao và Du lịch; Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch UBND tỉnh; HT. Thích Chơn Thiện, Phó Chủ tịch Thưởng trực HĐTS; HT. Thích Giác Quang, Phó Ban Thường trực BTS tỉnh cùng hàng vạn du khách thập phương về dự lễ.

Ông Nguyễn Hữu Đông, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang tuyên bố lý do lễ hội Đền Huyền Trân lần thứ hai là nhằm để lãnh đạo tỉnh và nhân dân Thừa Thiên Huế nói riêng và nhân dân cả nước nói chung có dịp để tưởng nhớ công chúa Huyền Trân đã có công trong việc mở nước và tạo lập vùng đất Thuận Hóa cách đây hơn 700 năm đồng thời là bước chuẩn bị cho lễ hội hoành tráng với một kịch bản công phu sẽ tổ chức vào đầu năm 2010, là sự kiện văn hóa mở đầu hướng đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

huehuyen.gif
huehuyen-1.gif
huehuyen-3.gif
huyentran-11.gif
huyentran-13.gif

 Huyền Trân xuất gia làm Ni sư Hương Tràng

huyentran-14.gif

Đưa Huyền Trần trở về cố quốc Đại Việt

huehuyen-4.gif
huehuyen-5.gif
huyentran-16.gif
huyentran-15.gif

Chư tôn đức và quan khách dâng hương

huyentran.gif

Không gian chay Huế

Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn Hoá Thể thao và Du Lịch đọc diễn văn khai mạc nhắc lại cuộc đất “địa linh” nơi có nhiều hương khói, ít mùi xú uế của chốn Thuận Hoá-Phú Xuân- Huế từ trong huyền sử trở về với Đại Việt vuông ngàn dặm nhờ có công lao to lớn của công chúa Huyền Trân. Sự nhấn mạnh nầy một lần nữa khẳng định vai trò của đức vua-Phật hoàng Trân Nhân Tông - vai trò của Phật giáo qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau để un đúc nên một xứ sở “thâm trầm sâu lắng”.

Ông Ngô Hoà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh hồi trống khai hội và lễ hội Đền Huyền Trân chính thức được khai mở với nhiều chương trình nghệ thuật hay sâu sắc dựng lại các giai đoạn lịch sử của Công chúa Huyền Trân từ khi xuất giá về làm dâu Chiêm Quốc đến khi trở về Cố Quốc Đại Việt và xuất gia làn Ni sư Hương Tràng...

Màn nghệ thuật tuồng Công chúa Huyền Trân từ giả hoàng huynh Trân Anh Tông và hoàng thái hậu Khâm Từ Bảo thánh để lên thuyền theo Chế Mân về Chiêm Quốc đã được các nghệ sĩ biểu diễn rất thành công, làm nhiều người xem súc động sụt sùi trong nước mắt. Tuồng chèo hát về công hạnh của Công chúa Huyền Trân được tiếp nối, và ngau sau đó là màn hoạt cảnh đưa công chúa Huyền Trân trở về Cố Quốc Đại Việt, bằng nhiều hoa và những bài ca Huế điệu trùng phùng... Ngay sau đó là màn hoạt cảnh công chúa Huyền Trân xuất gia làm Ni sư Hương Tràng trong sự tinh tế nhẹ nhàng của lời kinh tiếng mỏ.

Lễ hội tiếp diễn với phần dâng hương của quan khách chính quyền, các chức sắc tôn giáo và quần chúng nhân dân cùng du khách thập phương về dự lễ trong khoảng giao hoà với âm dương là những bài ca Huế những màn hoạt cảnh của nhiều đơn vị nghệ thuật, các hoạt động phụ trợ như không gian chay của các Ni sư và Sư sô đến từ các chùa Huế, không gian cờ tướng, không gian nghề truyền thống hàng lưu niệm...diễn  ra tại các khoản sân khắp trong khuôn viên đền Huyền Trân rộng hơn 28 hécta để phục vụ nhân dân và du khách đi dự hội trong khói lam quyện toả mùi hương trầm ngào ngạt của Lễ hội Đền Huyền Trân đã đi vào lòng người trong sự tưởng nhớ và tri ân sâu lắng nhất. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.