Kiến nghị nhiều vấn đề về PG Nam tông Khmer

GNO - Chiều 11-6, tại Nhà Văn hóa tỉnh Kiên Giang, trong khuôn khổ Hội thảo “Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc”, BTC đã tổ chức khóa lễ cầu nguyện hòa bình cho Biển Đông trước khi bước vào phiên hội thảo buổi chiều.>> Khai mạc Hội thảo về PG Nam tông Khmer
VG - Cau Nguyen (4).jpg
HT.Thích Thiện Nhơn tuyên đọc Thông điệp

HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký HĐTS đã tuyên đọc Thông điệp hòa bình tại Biển Đông của Đức Pháp chủ HĐCM, sau đó là khóa lễ cầu nguyện của Phật giáo Nam tông và Bắc tông.

Thay mặt BTC, ĐĐ.Thích Minh Nhẫn, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang đã kêu gọi chư tôn đức, các học giả, nhà nghiên cứu và đại biểu tham dự hội thảo chung tay góp sức xây dựng và giữ gìn biển đảo thông qua việc quyên góp vì Hoàng Sa thân yêu.

MT (1).JPG
ĐĐ.Thích Minh Nhẫn ra lời kêu gọi ủng hộ biển đảo

VG - Cau Nguyen (10).jpg
Chư tôn đức và đại biểu nhất tâm cầu nguyện hòa bình cho Biển Đông

VG - Cau Nguyen (2).jpg

VG - Cau Nguyen (12).jpg

MT (3).JPG
Chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo VN

Sau khóa lễ, toàn thể hội trường đã tiếp tục nghe 2 tham luận của PGS.TS.Vương Xuân Tình, Viện trưởng Viện Dân tộc học và TT.Thích Nguyên Đạt, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

Sau khi giải lao, phiên bế mạc đã chính thức diễn ra dưới sự chứng minh của HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký HĐTS; HT.Thích Thiện Tâm; HT.Thạch Sok Xane - đồng Phó Chủ tịch HĐTS; chư tôn đức Tăng Ni các truyền thống Phật giáo; BTS GHPGVN các tỉnh, thành; các học giả, nhà nghiên cứu cùng đông đảo Phật tử tham dự.

Báo cáo tổng hợp nội dung các chủ đề thảo luận TS.Lê Tâm Đắc, Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo cho biết, trong phiên hội thảo sáng và chiều hôm nay, toàn thể đã lắng nghe hơn 20 tham luận xoay quanh bốn chủ đề; bên cạnh đó tại các diễn đàn đã diễn ra sự thảo luận sôi nổi, nhằm đóng góp đi đến những mục đích chung về vai trò và sứ mệnh của Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng với dân tộc, đã đem lại nhiều kết quả khả quan cho những định hướng phát triển trong tương lai.

MT (6).JPG


TS.Vương Xuân Tình trình bày tham luận chủ đề
"PG Nam tông với bản sắc văn hóa tộc người và văn hóa quốc gia"

MT (7).JPG
TT.Thích Nguyện Đạt - Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Huế trình bày tham luận

MT (8).JPG
TS.Lê Tâm Đắc - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
báo cáo tổng hợp nội dung của các chủ đề thảo luận

MT (9).JPG
TS.Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo tổng kết hội thảo

Đúc kết hội thảo, TS.Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam, đồng Trưởng BTC nói, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày bốn sư liệt sĩ hy sinh vì sự trường tồn đạo pháp, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, hội thảo lần đầu tiên của Phật giáo Nam tông khmer được diễn ra với sự tham gia đóng góp nhiệt tình của đông đảo nhà nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, các cư sĩ và chư tôn đức giáo phẩm, các nhà quản lý xã hội các cấp, các ngành… trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành Nam bộ. Ban Tổ chức đã nhận trên 100 bài viết. Sau khi thẩm định, đã chọn lọc được khoảng 90 bài tham dự hội thảo xoay quay ba nhóm chủ đề. Cụ thể:

 - Nguồn gốc, lịch sử và truyền thừa của Phật giáo Nam tông Khmer: chú trọng vào hai vấn đề lớn là quá trình hình thành và truyền thừa của Phật giáo Nam Tông khmer ở Việt Nam cũng như những đóng góp của Phật giáo Nam Tông Khmer với đạo pháp và dân tộc trong lịch sữ cũng như hiện nay.

- Những vấn đề triết học và Phật học trong kinh điển Phật giáo Nam tông Khmer: bản chất đạo đức Phật giáo qua Ngũ giới; văn hóa ứng xử của Đức Phật Thích Ca đối với các vấn đề xã hội; Giá trị tư tưởng triết học của Phật giáo Nguyên thủy trong các tác phẩm Milinda-panha v.v..

- Phật giáo Nam tông Khmer hội nhập và phát triển: ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với người Khmer Nam bộ (thể hiện trong cơ chế quản lý xã hội truyền thống, trong cách ứng xử, trong giáo dục gia đình, trong cố kết cộng đồng, trong các hình thức nghệ thuật ở các ngôi chùa, trong lễ hội truyền thống, trong tập quán tu báo hiếu v.v…). Bên  cạnh đó ở chủ đề này còn nêu lên những đóng góp của Phật giáo đối với đời sống và văn hóa của nhân dân Nam bộ; đóng góp của Phật giáo Nam tông Khmer đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ sau năm 1981 đến nay.

Trên cở sở đó, các tham luận đã phân tích và kiến nghị giải pháp một số vấn đề đặt ra đáng quan tâm liên quan đến người Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam bộ hiện nay như: bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, chữ viết, truyền thống giáo dục, truyền thống gia đình, các loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của người Khmer; phát huy vai trò của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước hiện nay: vấn đề đói nghèo của người Khmer ở Nam bộ với sự phát triển và phát triển bền vững v.v...

MT (10).JPG


HT.Thích Đức Nghiệp ban đạo từ

MT 11.JPG
HT.Đào Như phát biểu cảm tạ

Ban đạo từ cho buổi lễ, HT.Thích Đức Nghiệp nói, rất hoan hỷ vì được chứng kiến thành công của hội thảo, bên cạnh những vấn nạn đã có những giải pháp để giải quyết, vẫn còn những vẫn đề chưa giải quyết và như bỏ ngỏ, “nhưng tôi đánh giá rất cao hội thảo lần này. Ở bước đầu tiên chúng ta đã dần tìm ra những khó khăn thì tôi lạc quan cho rằng nhất định chúng ta sẽ tìm được hướng giải quyết trong tương lai gần nhất, để các dân tộc anh em trên cùng một lãnh thổ có thể ngồi với nhau - cùng nhìn thấy những phát triển của xã hội Việt Nam và ra công góp sức bảo vệ những thành quả cha ông đã để lại; đặc biệt là vấn đề Biển Đông đang dậy sóng.

Phiên bế mạc hội thảo kết thúc vào lúc 16giờ30 trong niềm hoan hỷ và định hướng một Phật giáo Nam tông Khmer ổn định, phát triển và nhiều thành tựu trong tương lai gần nhất.

MT (12).JPG


Chụp ảnh lưu niệm

Tin: Quảng Hậu
Ảnh:
Minh Triết-Vũ Giang

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.