Hiện thực của chiến tranh

GN - Đức Dalai Lama thứ 14 được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1989, là một trong những nhân vật Phật giáo nổi tiếng thế giới, nhưng ngài thường tự nhận mình chỉ là một Tăng sĩ bình thường. Với đạo hạnh cao thâm và lối nói chuyện dí dỏm, hài hước, ngài luôn đem đến cho thính chúng những bài pháp thoại có giá trị chuyển hóa và niềm an vui. Mặc dù đã 77 tuổi, nhưng ngài thường đi hoằng pháp ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau đây là bản dịch cách nhìn của ngài về hiện thực của chiến tranh.

PHAT HOC.jpg
Đức Phật hòa giải tranh tranh chấp nguồn nước sông Rohinì (nay là Rowai)
giữa hai dòng tộc Sakya và Koliya. Tranh PGNN

Một điều hiển nhiên là chiến tranh và các cơ sở quân sự lớn là nguồn bạo lực lớn nhất trên thế giới. Cho dù mục đích của chúng là phòng thủ hay tấn công, các tổ chức bạo lực mạnh mẽ này tồn tại chỉ để giết người. Chúng ta nên suy nghĩ cẩn trọng về thực tế của chiến tranh.

Hầu hết chúng ta đều bị tác động để suy nghĩ rằng chiến đấu quân sự là điều thú vị và hấp dẫn, và là một cơ hội cho nam giới chứng minh khả năng và lòng dũng cảm của họ. Kể từ khi quân đội được xem là hợp pháp, chúng ta đều cảm thấy rằng chiến tranh là điều có thể chấp nhận được. Nói chung, không có ai cảm thấy rằng chiến tranh là tội phạm, hoặc việc chấp nhận chiến tranh là một thái độ vô đạo đức. Trong thực tế, chúng ta đã bị tẩy não. Chiến tranh không có gì thú vị và cũng không hấp dẫn. Chiến tranh là sự quái dị. Bản chất của nó là một trong những bi kịch và đau khổ.

Chiến tranh như là một ngọn lửa trong cộng đồng nhân loại, và nhiên liệu cho ngọn lửa ấy chính là sinh mạng của con người. Tôi nhận thấy phép loại suy này thật là phù hợp và hữu ích. Chiến tranh hiện đại được tiến hành chủ yếu với các hình thức khác nhau của lửa, nhưng chúng ta bị tác động để xem nó là sự ly kỳ và chúng ta nói về những vũ khí tuyệt vời ấy như là một phần đáng kể của khoa học công nghệ mà không hề nghĩ rằng, nếu những vũ khí ấy thực sự được đưa vào sử dụng thì chúng sẽ đốt cháy sinh mạng con người. Chiến tranh cũng mạnh mẽ giống như một ngọn lửa trong cách nó lây lan. Nếu một trong những khu vực bị suy yếu, sĩ quan chỉ huy sẽ gửi quân tiếp viện. Điều này chẳng khác gì ném trực tiếp những người tiếp viện ấy lên ngọn lửa. Nhưng vì chúng ta đã bị tẩy não để suy nghĩ như thế, chúng ta không quan tâm đến sự đau khổ của cá nhân những người lính. Không có binh sĩ nào muốn bị thương hoặc bị chết cả. Không ai trong số những người thân yêu của các người lính muốn bất cứ tổn hại nào đến với họ. Nếu một người lính bị giết chết, hoặc bị tàn phế, ít nhất là năm hay mười người thân và bạn bè của người lính ấy cũng bị khổ theo. Tất cả chúng ta đều nên kinh sợ trước mức độ của thảm kịch này, nhưng chúng ta đang rất bối rối.

Thẳng thắn mà nói, khi còn là một đứa bé, tôi cũng đã bị thu hút bởi quân đội. Bộ đồng phục của họ trông rất thông minh và xinh đẹp. Và đó chính là cách mà sự quyến rũ bắt đầu. Các trẻ em bắt đầu chơi các trò chơi mà một ngày nào đó sẽ dẫn chúng đến với sự rắc rối. Có rất nhiều trò chơi thú vị để chơi và trang phục để mặc hơn là những thứ dựa trên việc giết hại nhân mạng. Thêm nữa, nếu như người lớn chúng ta không để bị cuốn hút bởi chiến tranh, chúng ta sẽ thấy rõ ràng rằng, cho phép con cái chúng ta làm quen với các trò chơi chiến tranh là điều không tốt. Một số cựu chiến binh đã nói với tôi rằng, khi họ bắn người đầu tiên, họ cảm thấy khó chịu, nhưng khi họ tiếp tục giết, họ bắt đầu cảm thấy việc giết người là hoàn toàn bình thường. Theo thời gian, chúng ta có thể sử dụng cho bất cứ điều gì.

Không phải chỉ có trong thời kỳ chiến tranh, các cơ sở quân sự mới có tính tàn phá. Theo như kế hoạch xây dựng, chúng là những thực thể vi phạm lớn nhất về quyền con người, và bản thân những người lính là những người thường bị đau khổ nhiều nhất từ ​​sự lạm dụng của các cơ sở quân sự. Sau khi được giải thích một cách hoa mỹ về tầm quan trọng của quân đội, về kỷ luật của nó và sự cần thiết để chiến thắng kẻ thù, các quyền của một số lượng lớn binh sĩ hoàn toàn bị tước mất. Sau đó họ bị ép buộc phải mất đi ý chí cá nhân của họ, và cuối cùng là hy sinh mạng sống của họ. Hơn nữa, một khi quân đội đã trở thành một lực lượng mạnh mẽ, có một điều hết sức rủi ro là nó sẽ phá hủy hạnh phúc của chính đất nước đó.

Có nhiều người có ý muốn phá hoại trong mọi xã hội, và sự cám dỗ để giành quyền lãnh đạo trong một tổ chức mà khả năng giúp họ thực hiện các tham vọng cá nhân có thể trở nên rất lớn. Nhưng bất luận là những kẻ bạo chúa sát nhân, độc tài, những người có thể hiện đang đàn áp các quốc gia, gây ra những tổn hại trên phạm vi quốc tế có tàn ác và xấu xa đến thế nào đi nữa, thì rõ ràng là họ không thể nào tổn hại người khác và giết hại vô số nhân mạng nếu như họ không có một tổ chức quân sự được xã hội chấp nhận. Hễ có quân đội mạnh mẽ thì sẽ luôn có những nguy hiểm về các chế độ độc tài. Nếu chúng ta thực sự cho rằng chế độ độc tài là một hình thức đáng khinh bỉ và hủy diệt của chính phủ, thì chúng ta phải nhận ra rằng sự tồn tại của các cơ sở quân sự mạnh mẽ là một trong những tác nhân chính của chế độ độc tài.

Chủ nghĩa quân phiệt cũng tốn hao rất lớn. Theo đuổi hòa bình thông qua sức mạnh quân sự là tạo ra một gánh nặng vô cùng lãng phí cho xã hội. Chính phủ ngày càng tiêu tốn một khoản tiền lớn cho việc trang bị vũ khí này, mà thực tế thì không ai thực sự muốn sử dụng chúng. Không chỉ có tiền mà còn cả những năng lượng giá trị và trí thông minh của con người cũng bị phung phí.

Tuy nhiên, mặc dù cực lực phản đối chiến tranh, nhưng tôi không ủng hộ sự nhượng bộ. Chúng ta cần phải có một lập trường mạnh mẽ để chống lại sự xâm lăng bất công. Ví dụ, rõ ràng là tất cả chúng ta đều cho rằng cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là hoàn toàn hợp lý. Nó đã cứu nền văn minh khỏi sự thống trị của Đức Quốc xã, như Winston Churchill đã nhận định điều đó một cách thích đáng. Theo quan điểm của tôi, Chiến tranh Triều Tiên cũng chỉ vì nó đã cho Hàn Quốc cơ hội từng bước phát triển nền dân chủ. Nhưng chúng ta chỉ có thể đánh giá có hay không có một cuộc xung đột đã được xác minh là đúng trên cơ sở đạo đức với sự đánh giá muộn. Ví dụ, bây giờ chúng ta có thể thấy rằng trong chiến tranh lạnh, nguyên tắc ngăn chặn vũ khí hạt nhân đã có một giá trị nhất định. Tuy nhiên, rất là khó khăn để đánh giá tất cả các vấn đề này với bất kỳ mức độ chính xác nào.

Chiến tranh là bạo lực và bạo lực thì không thể lường trước được. Do đó, nếu có thể tránh được thì tránh và không bao giờ cho rằng chúng ta biết trước các kết quả của một cuộc chiến tranh sẽ có lợi hay không. Ví dụ, trong trường hợp của chiến tranh lạnh, thông qua việc ngăn chặn có thể giúp thúc đẩy sự ổn định, tuy rằng nó không tạo ra nền hòa bình đích thực. Bốn mươi năm gần đây ở châu Âu đã cho thấy chỉ là sự vắng mặt của chiến tranh, chứ chưa được thực sự hòa bình, nhưng sự thân tình đã được thành lập. Tốt nhất, việc xây dựng quân sự để duy trì hòa bình nên chỉ là một giải pháp tạm thời. Miễn là các đối phương không tin tưởng lẫn nhau, bất kỳ yếu tố nào cũng có thể phá vỡ sự cân bằng quyền lực. Hòa bình có thể đảm bảo an toàn lâu dài trên cơ sở sự tin tưởng chân thực.          

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.