Hà Nội: Tổ đình Đào Xuyên khánh thành giai đoạn I

GNO - Hôm qua, 18-1, lễ khánh thành giai đoạn I và gắn biển di tích tại chùa Đào Xuyên (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã diễn ra trang nghiêm.

1 a hn 1.jpg


Quang cảnh buổi lễ

Quang lâm chứng minh có HT.Thích Thanh Nhã, UVTT HĐTS GHPGVN, Phó BTS PG TP.HCM cùng chư tôn đức PG Hải Dương, Quảng Ninh, Điện Biên, chư tôn đức trong và ngoài TP cùng về tham dự buổi lễ.

Về phía chính quyền có Trung tướng Trần Quý Thắng, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuấn - Bộ Công an; bà Nguyễn Thị Kim Dung, Chủ tịch MTTQ huyện Gia Lâm; ông Lý Duy Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, lãnh đạo xã sở tại cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành và hàng nghìn nhân dân Phật tử về dự.
1 a hn 2.jpg
Trao bằng công đức tới các Phật tử - ghi nhận đóng góp cho công tác xây dựng chùa

Khai mạc buổi lễ, TT.Thích Thanh Quy, Phó ban Thường trực BTS PG tỉnh Điện Biên cho biết, chùa Đào Xuyên gốc đầu tiên có tên gọi Phúc Linh tự, ngày nay được gọi chùa Đào Xuyên hay tổ đình Đào Xuyên (hiệu là Thánh Ân tự) tọa lạc ven làng quê thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội.Chùa Đào Xuyên đã qua 10 đời, từ đời thứ nhất và hai, chùa xây dựng vào năm 1350 do Tổ Giác Nhiên khai sơn, lấy hiệu “Phúc Linh tự”.Đến năm 1917 chùa Đào Xuyên tổ chức thành lập hội Sơn Môn để tưởng nhớ đến công lao to lớn của chư Tổ, đồng thời đoàn kết các hội viên trong Sơn Môn lập ra tổ đình Đào Xuyên. Hàng năm đến ngày 24-2 âm lịch là giỗ tổ Đào Xuyên thì các chùa cùng dòng Lâm Tế trong vùng đều về chùa để cúng Phật, thỉnh tổ.Thời kì 1946-1954, chùa Đào Xuyên còn là cơ sở cánh mạng, là nơi đặt in tài liệu, báo Độc Lập, trạm tiếp nhận, phân phối báo Độc Lập. Chùa lúc đó là cơ quan bí mật của Huyện ủy Gia Lâm. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, chùa là trạm chỉ huy của Bộ Chỉ huy Phòng không không quân.Đến năm 1985, đời thứ 10, HT.Thích Quảng Kính được Sơn môn cắt cử về, một lần nữa trùng tu lại chùa (đã trải qua 700 năm), khi đó chùa đã có 9 đời sư tổ kế vãng ở theo cơ sở Sơn môn và có 76 vị sư. Năm 2010, Bộ Văn hóa, Sở Văn hóa, Ban Quản lý danh thắng, UBND huyện Gia Lâm, Phòng Văn hóa cùng với nhà chùa tiến hành trùng tu. Tổng số tiền đầu tư 16 tỷ đồng, nhà chùa kêu gọi nhân dân, Phật tử địa phương công đức tượng, hoành phi, câu đối, án thờ trị giá khoảng 4 tỷ đồng.Trước đó, ngày 9-1-1990 chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Từ năm 1998 đến nay, chùa đã được trùng tu với quy mô lớn và xây thêm các công trình phụ.Các hạng mục công trình, trùng tu tôn tạo gồm các nhà mẫu, nhà phụ và nhà Tăng với tổng mức đầu tư kinh phí là gần 38 tỷ đồng.
1 a hn 3.jpg
Dâng hương cúng dường Tam bảo tại buổi lễ

1 a hn 4.jpg
Quan khách tham dự nhất tâm hướng Phật

Tại buổi lễ, ông Lý Duy Thanh, Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm phát biểu và HT.Thích Thanh Nhã ban đạo từ - tán dương công đức của các cấp lãnh đạo chính quyền, chư tôn đức Tăng Ni và nhân dân Phật tử địa phương, các nhà hảo tâm đã thành tâm công đức, chung tay xây dựng để ngôi chánh điện và các hạng mục công trình của chùa Đào Xuyên khang trang như hôm nay. Hòa thượng nói, ngôi chùa sẽ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tu học cho Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài địa phương và mong muốn nhân dân, Phật tử địa phương tiếp tục hoàn thiện giai đoạn 2, giữ gìn toàn bộ cảnh quan ngôi chùa, phát huy truyền thống văn hóa tâm linh của địa phương.Cuối buổi lễ, chư tôn đức cùng đại biểu dâng hương, cắt băng khánh thành, thả bóng bay, chim bồ câu ước nguyện hòa bình, nhân dân an lạc tại Tam quan chùa.

1 a hn 5.jpg
Cắt băng khánh thành chùa

1 a hn 6.jpg
Và thả bóng bay cầu nguyện hòa bình

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.